Bà con khen người nào đó đã kịp thời tố cáo lên huyện để ngăn chặn những hành động bạc đãi với những người cô quả, vì làng này còn đến dăm hộ đơn côi không nơi nương tựạ Trong số ấy có cả cha mẹ của liệt sĩ sống rất vất vả. Mỗi suất liệt sĩ được 632 đồng một tháng, nhưng lại lĩnh theo quý. Còn số thóc mua giá điều hòa theo chính sách ưu tiên, thì làng này chỉ có nhà ông Bỉnh là được mua đầy đủ, vì ông có thế ở anh con cả hiện là trưởng ban tổ chức huyện ủỵ Mấy dân cán bộ cấp trên về thăm những gia đình có con liệt sĩ nhân ngày 27 tháng 7, xã cũng chỉ đưa đến nhà ông Bỉnh, vì ở đấy nhà cửa khang trang, còn những gia đình liệt sĩ khác đã túng bấn quá, lại thóc ưu tiên cũng bị cắt đầu cắt đuôi, nên những ông bà ấy hay nói ngang cành bứa với xã, bởi vậy chả bao giờ được rước chân cán bộ. Thôi thì sạch sẽ khoe ra, bươi ba đậy lại cũng phải, chứ xấu mặt xã thì thật hổ lòng dân!
ấy thế mà bây giờ huyện lại biết đến cả cái việc chết của lão Quềnh, xã cũng cuống lên vì cái chết của lão Quềnh, kể cũng khoái đấy chứ! Nghe mọi người bình phẩm, cười hí há với nhau như vậy, ông Hàm chỉ lẳng lặng tảng lờ vẫn bào soạn soạt trên tấm gỗ kháọ Những phoi bào tròn loăn xoăn như những cái bánh phồng tôm rán giòn bắn ra lả tả. Câu chuyện của mọi người khiến ông Hàm sôi máu lên. Ông chính là Trịnh Bá Hàm, trưởng chi họ Trịnh Bá, chi họ đang lên ở vùng nàỵ Bí thư Đảng ủy Trịnh Bá Thủ là em ruột ông.
Ông Hàm bào, mắt vẫn nhìn chăm chú mà lại không thấy gì. Tai nghe, óc nghĩ, tay chỉ miết bào một cách bản năng, khiến cái vai giường ông đang bào vì ấn mạnh quá, lõm vào một đường mà ông không biết. Đến khi sực tỉnh thì đã quá đà. Cái vai giường gỗ kháo vàng au như tấm vải tơ tằm bị lẹm vào một đường, trông tức mắt như anh thợ vụng ăn cắp!
Ông Hàm vứt bào đứng dậy, tập tễnh đi lên nhà. Vì một chân của ông bị co gân từ bé, nên dân làng cũng gọi ngay từ nhỏ là Hàm thọt, Hàm chấm phẩỵ Những kẻ ác ý thì gọi là hùm thọt. Vì giống họ của ông Hàm thờ Hổ. Tô tiên của họ Trịnh Bá là một ông ba mươi nhe nanh múa vuốt trong những bức vẽ rất tỉ mỉ đặt chính giữa bàn thờ. Tại sao gốc đạo Phật, mà dòng họ ông lại thờ Hổ? Đó là cả một câu chuyện bi tráng mang nhiều chất thần thoại!
Ông Hàm lên nhà trên mở toang cửa, rồi gọi với giọng rất sang:
- Nước sôi chưa Hoả
Một tiếng dạ từ dưới bếp, rồi đứa con gái út hơn mười tuổi bỏ dở bài đang học, xách siêu nước lửa vẫn còn cháy nhấp nháy quanh ấm nhôm đi lên. Con bé tráng ấm, pha trà, khéo léo và thành thạo như người lớn, bởi nó đã được huấn luyện để phục vụ ông bố ghê gớm. Khác với ông, người lúc nào cũng lừ khừ, lúc nào cũng cau cau, mấy đứa con đều giống mẹ, mặt mũi tươi bưởi sáng láng. Chả thế mà ngày ông mới lấy vợ, những kẻ ghen ăn ghét ở đã xui trẻ con hát đố nhau: Vợ thì tươi tắn như hoa, chồng thì nhăn nhó chẳng ma nào nhìn! Đó là cái gì? Là mặt trăng mặt trờị Không phải! Là anh Hàm chị Son!
Cái Hoa rót một chén nước để trước mặt bố, rồi đi kiểu nhảy dây xuống nhà dướị Mùi trà ướp hoa ngâu tỏa lên thơm mát. Ông Hàm co hai bàn chân đi đất ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế sa lông rất to đóng bằng gỗ lát chun bóng nhoáng, vần vũ những đường vân như tranh sơn màị So với những đồ đạc giường tủ bàn ghế vàng rực cả bốn gian nhà mái bằng quét ve xanh, thì ông chủ với bộ quần áo xanh tàu tàu xoàng xĩnh kia chỉ đáng mặt anh ăn đợ ở nhờ. Nhưng ông Hàm lại ngầm thích thú về điều ấỵ Bởi hãy nhìn đồ đạc toàn một thú kiểu mới, chứ tịnh không có đồ cổ, thế nghĩa là nhà này mới mọc mũi sủi tăm lên thôi, chứ đời ông bà cha mẹ xưa không để lại được thứ gì đáng giá. Điều ấy chứng tỏ một tay ông Hàm dựng lên tất cả. Nên ông cứ ngồi xếp bằng, rung đùi tự thưởng, cứ việc tha cả đất cát lên mặt ghế bóng như gương, cứ việc xì bã điếu ra nền gạch men, rồi vợ con ông phải quét, phải lau bởi ông đã đẻ ra tất cả cái cơ đồ nàỵ Ông tuy xấu mã, người lùn và to ngang, đó là dáng điệu của gấụ Chân tay ngắn, mặt ngắn, trán cũng ngắn choằn. Cái tài ẩn vào trong, khi cần mới ló ra ngoàị Như đôi tay ông, với những ngón to đầu tù thô tháp, nhưng đấy là đôi tay vàng. Hoa tay là cái thần của tứ chi, mắt mũi trần tục đâu dễ nhìn thấỵ Ông chỉ học nghề mộc qua quít, mà đã tay tràng tay đục đi ăn cơm khắp bàn dân thiên hạ từ thời trai trẻ. Bây giờ ông chỉ ngồi nhà, nhưng quanh năm không hết việc Nào là giường mô-đéc, tủ buýp-phê, tủ lệch đến sa-lông chân quỳ. Thời này người ta đua nhau sắm đồ đạc như lây lan một cơn sốt. Đói cũng vẫn bóp bụng sắm. Đói mà được ngồi sa-lông gỗ lát cũng vẫn vênh vang. Khách đến làm sao biết được trong bụng chủ nhà chứa những gì. Rau lang, sắn mốc hay cơm tám giò chả đã qua khỏi cửa miệng thì cũng là nhập khẩu vô tang, có giời dân! Con công hơn con quạ cũng là ở bộ lông, chứ vặt trụi đi thì ông quyền cao cũng giống ông nhọ đít! Có quyền lo ô, lo ghế; dân chạy lo gỗ sắm đồ! Càng sắm ông Hàm càng trúng mánh. Cứ nhẩn nha túc tắc mà mỗi năm thu ngót tấn thóc, ngon như chén óc chó! Bằng mấy anh theo đuôi trâu ngoài đồng.
Ông Hàm rít lạch sạch một hơi điếu bát, rồi ngửa cổ lim dim nhả khóị Một nửa người ông chìm trong màn mây thuốc. Chỉ thấy mái đầu muối tiêu khẽ gật gù bập bềnh trong khói mờ. Mồi thuốc làm ông Hàm tê mê bần thần cả chân tay đầu óc. Ông ngồi tĩnh tâm. Mắt lơ mơ óc lơ mơ. Làn khói bay lởn vởn bỗng đưa trí não ông Hàm trôi ngược về buổi tối cách đây hơn 30 năm trước khi ông Trịnh Bá Hoành từ giã cõi đờị Lúc ấy chỉ duy nhất người con giai trưởng Trịnh Bá Hàm được đứng bên cạnh giường để nghe bố dặn dò. Bằng một giọng lào phào nhưng rất tỉnh, ông Trịnh Bá Hoành dặn Hàm sống ở làng này phải biết bố con Đại - Phúc là người không thể di chung đường, ngồi chung chiếụ Không bao giờ nó muốn ta ngóc đầu lên được.
Ông Hoành nói hồi năm 1949 giặc Pháp định mở một cuộc càn mà chúng nói là càn theo chiến thuật gọng kìm, chiến thuật càng cua lên đâỵ Một cánh quân sẽ từ Sơn Cốt tràn sang, một cánh sẽ từ Đáp cầu đánh lạị Hai gọng kìm, hai càng cua sẽ khép lại, hội quân ở quanh vùng nàỵ Thế là cả làng bỏ chạy tán loạn như ong vỡ tổ. Nhưng rồi cuộc càn của giặc không thành. Ông Trịnh Bá Hoành từ vùng núi Phúc Thuận vội vã chạy về, thì đã thấy bố con Đại - Phúc ở nhà rồị Dạo ấy Phúc là du kích xã phải ở lại đã dành nhưng còn lão Đạị Ai khiến cái mặt lão mà lão đã mò về sớm thế! Thấy cửa nhà mình mất dấu ông Hoành mở ra nhìn đồ đạc còn nguyên, nhưng nói có vía ngài chứng giám, bức tranh Hổ thần của họ nhà Trịnh Bá treo chính giữa bàn thờ không biết thằng giời đánh thánh vật nào đã chọc thủng cả hai mắt, rồi lấy than vạch chéo một dấu thập đen xì giữa đầu ngàị Thế này là nó bôi gio trát trấu vào tổ tiên nhà Trịnh Bá đây! Mà không thể là trẻ con được. Cách chọc, cách vạch than này, nhìn đường nét phũ phàng căm tức lắm. Thì còn ai vào đây nữạ Cái kiểu thù để cho động vào tận thủy tổ gia tộc thế này, hỏi rằng không phải là nó thì còn là ai! Có khi nó còn yểm bùa nữa đâỵ
Ngay tuần ấy Trịnh Bá Hoành phải đi thửa một bức tranh khác, mà họa lên một tấm vải gai cho chắc chắn. Ông thợ vẽ truyền thần trên phố huyện không lấy tiền, mà đòi đến hai nồi thóc, vị chi là hơn nửa tạ. Có tranh rồi, lại lo sửa lễ. Phải có đủ xôi nếp, thủ lợn, gà trống luộc cả con không chặt và một con cá chép to rán vàng để chờm cả đĩa tây, rồi mời cô thống Biệu đến cúng, xin đủ âm dương ngũ hành và thưa báo cho ngài biết rõ sự tình tại sao phải tái họa lại chân dung ngài, xong đâu đấy rồi mới được treo lên. Thành ra tốn kém không khác gì giặc càn đến nhà! Thì chính nó là giặc, là thù của họ nhà ông chứ còn gì nữa!
- ở đời hòn bấc ném đi, thì hòn chì ném lại - Trịnh Bá Hoành nói như thầm thì, nhưng cặp mắt quăm quắm nhìn Hàm thì sáng lên lạ thường, thứ ánh sáng của ngọn đèn sắp phụt tắt - Có vay phải có trả. Nó đã dám bạo nghịch dẫm đạp lên cả gia bảo nhà ta, thầy ân hận là chưa đòi cái món nợ ấy được vì chưa gặp dịp. Đến đời anh, anh phải nhớ! Chuyện thằng Phúc với con Son vợ anh dạo trước, thầy biết cả! Tha thứ cho vợ là phảị Đấng nam nhi có khi còn lấy đĩ về làm vợ để dạy, nhưng không được lấy vợ làm đĩ! Anh chỉ được phép tha riêng vợ anh thôi! Làm thằng đàn ông không được hèn! Chấp vặt là tiểu nhân, nhưng cái gì cũng bỏ qua thì lại là người hèn! Có mấy cách làm thày đã nói kỹ, để ở dưới đáy tráp.
Rồi từ đấy cho tới nửa đêm, ông Trịnh Bá Hoành cứ nằm quay mặt vào tường không nói lời nào nữạ Ông đi, ai cũng bảo là thanh thản. Chỉ riêng Hàm biết bố mình vẫn nuốt một cục uất ức trong người! Tiếng hót của con chim trước khi chết là tiếng hót hay, lời dặn dò của người trước khi chết là lời thiêng, lời độc!
Làm ma bố xong, Hàm vào buồng đóng cửa, mở cái tráp khóa chuông, cái tráp bằng gỗ nghiến nhỏ như cái hòm của ông thợ cạo chỉ có một chìa, và trong nhà chỉ có một người được mở. Dưới những tờ văn tự về đồng điền và thổ cư từ hai đời nay, là một quyển vở giấy giang xếp dưới cùng, loại vở học trò. Với những chữ quốc ngữ rất to trông cứ nghều ngoáo run rẩy như người vờ đánh vần vừa viết. Nhưng cái điều nói qua những nét chữ bấy bớt ấy thì đọc đến đâu, Hàm lạnh toát người đến đấy!
Đọc xong, Hàm ngồi lặng người một lúc lâu rồi lại run run xếp quyển vở dưới đáy tráp, khóa lại, cất vào gốc cái hòm cáng như cất một quả mìn!
Thì bây giờ đến lúc ông dùng quả mìn ấy rồi! Chỉ có cách này mới trị được thằng cha Phúc hay hợm của hợm ngườị Hàm biết Phúc vẫn nhìn mình bằng con mắt coi thường. Coi thường cả hình dáng lẫn địa vị trong thôn, trong xã. Thì phen này ông sẽ cho cả họ nhà mày ăn bùn ăn bùn! Quyết thế rồi, ngay chập tối ông Hàm đến nhà Thủ. Cũng bốn gian nhà mái bằng như nhà Hàm nhưng trên bờ tường trước cửa, đồng chí bí thư Đảng ủy cho đắp nổi một cây dừa trĩu quả. Trên ngọn chim bay dưới gốc cá lộị Con nào con ấy béo nần như đang chửạ Tất cả đêu tô đậm sơn màu xanh đỏ tím vàng, rực rỡ như cái phông của hiệu ảnh trên phố huyện. Nhà trên ở giữa, nhà ngang nhà bếp hai bên lợp ngói ta, trước cửa là vườn cây ăn quả xung quanh trồng găng làm bờ rào tất cả toát lên ve phồn thực và viên mãn.
Vợ con Thủ đang nấu cơm, thấy Hàm, đều chào lễ phép:
- Bác sang chơi ạ
Hàm chỉ khẽ ờ, rồi tập tễnh bước lên nhà trên. Dù là anh em ruột, Hàm cũng giữ lề luật không bao giờ vào nhà bếp. Không nói giỗ tết, ngay ngày thường anh em giúp nhau làm gì, đến bữa cũng chỉ có đàn ông ngồi với nhau ở nhà trên.
- Bác ở đây chơi, em nấu cơm bác - Vợ Thủ người sồ sề, mặt rỗ hoa chứ không được mỏng mày hay hạt như bà Son, nhưng được cái sởi lởi, lên nhà mờị
Ông Hàm xua tay:
- Thôi tôi gặp chú ấy một tý, rồi về ngay có việc.
Khác với ông Hàm, Thủ là người có mã, cao ráo trắng trẻọ Với bộ quần áo pi-gia-ma kẻ sọc như công chức. Thủ đang tưới cây ngoài vườn, đã bỏ ô- roa đi vàọ Thấy Hàm đang giở ngày giở tối thế này, Thủ biết là có việc cần. Mặc dù là bí thư quyền hành cao nhất xã, lại được học hành khá chu đáo từ bé, chứ không bị thiệt thòi như hai ông anh là Hàm và Long. Ông Long bây giờ làm công nhân trên khu gang thép cũng chỉ học hành chữ tác chữ tộ; vì khi Hàm và Long vừa lớn thì gặp ngay cái đận ông Trịnh Bá Hoành bán cả ruộng vườn để lao vào cuộc đen đỏ tranh giành cái chức lý trưởng với Vũ Đình Đạị Thật là một phen liểng xiểng. Vài năm sau gia đình mới hồi lực, có bát ăn bát để thì vừa lúc Thủ tới tuổi cắp sách đến trường. Thế là Thủ cứ đường quang lối rộng mà tiến. Dầu vậy chưa bao giờ Thủ dám trái lời ông anh cả. Người trưởng họ có một thứ quyền lực riêng. Không chỉ là trong gia đình ngay công việc của Thủ, Hàm cũng giữ vai trò cố vấn đặc biệt. Hôm đại hội Đảng bộ, các chi họ hồi hộp đến thắt tim khi đến mục bầu Đảng ủy mớị Rất nhiều không có chức trách gì cũng thập thò lảng vảng đến săn tin. Phải bầu đến vòng ba, tối mịt mới xong. Thủ vừa về đến nhà đã thấy ông Hàm ngồi chờ.
- Chú cao phiếu nhất phải không?
Ông Hàm hỏi thế, tức là chúc mừng đấy, nhưng mặt vẫn lạnh như tiền.
Ông nói tiếp:
- Lại đúng dịp ông Đáng về hưu đợt này, vậy chú phải thay chân ông ấy giữ ngay lấy cái triện đỏ, tức rằng là phải làm bí thư. Chứ còn chủ tịch cũng chỉ là thứ triện xanh! Thằng Tùng nhà Sang cũng trúng hả? Chỉ cho nó chân chạy ngoài, hữu danh vô thực thôi!
Lúc ấy Thủ đang đầy phấn chấn vì đắc cử, đến mức không còn thấy ai là đối kháng với mình, nên lòng dạ bỗng thành dễ dãị Với lại Thủ vốn thuộc dạng người cải lương, dễ bằng lòng và dễ chấp nhận.
- Thực ra thằng Tùng cũng được chứ không đến nỗi nào đâụ Nó còn chất lính bộc trực thẳng thắn, với công việc thi xốc vác
Ông Hàm nghiêm ngay mặt, kịp thời nhắc nhở Thủ đang nói khôn nói dại những gì:
- Được là được thế nào! Rau nào sâu ấy! Hãy giao cờ vào tay nó xem, gai ngạnh sẽ mọc ra ngay!
Gáo nước lạnh của Hàm đã làm Thủ tỉnh cơn say, và Tùng đã được phê chuẩn làm xã đội trưởng ngày sau đấy, chứ không phải chờ đến tuần sau họp Đảng ủy mới phân công, để mỗi năm cho nó dẫn đám thanh niên ra đôi nằm chổng mông lên mà nheo mắt bóp cò khan vào mấy cái bia giấy!
Hôm nay ông cố vấn sẽ chỉ thị gì đây! Thủ rửa chân tay đàng hoàng rồi mới vào nhà. Hàm hỏi ngay:
- Chú định thế nào về cái việc ấỷ
Vừa hạ giọng vào chuyện, Hàm vừa thu hai bàn chân ngắn và to bè lên đi-văng. Thủ tráng ấm pha trà, cũng nói nhỏ để hai anh em vừa đủ nghe:
- Em cũng chưa định. Theo bác nên thế nàỏ
- Chả nhẽ chịu thua nó à?
Hàm tự rót nước ra chiếc chén hạt mít, hỏi thủng thẳng. Đó là cách nói chuyện riêng với nhau của hai anh em nhà nàỵ Họ thường nói nửa vời, mù mờ rời rạc như vậỵ Nếu có ai nghe được cũng chịu chết không hiểu họ nói gì, ám chỉ aị Nhưng với Thủ thì anh biết ngay cái việc ấy và nó ở đây là chỉ ông Phúc và cái việc kiện cáo của ông ta khiến xã phải chôn lại lão Quềnh. Phúc đã thắng 1 - 0! Cứ đà này Phúc còn dở dói những gì nữả
- Tôi đã nghĩ ra cách rồi - Hàm chiêu từng ngụm nước nhỏ như nhắp rượu, rồi vẫn với giọng nhát một, ông công bố kế hoạch phản công:
- Lấy độc trị độc, mỡ nó rán nó! Lại dùng ngay cách lão Phúc đã bắt các chú chôn đi chôn lại lão Quềnh - Tức rằng là ... đào mộ?
Thủ quay sang sửng sốt. Bởi ở đây dạo đã lâu có hai nhà thù nhau, bên nhà yếu lực không đủ sức đánh lại đã dùng cách khủng khiếp nàỵ
Hàm vẫn thủng thẳng:
- Có gì mà chú đã tái mào lên như thế! Nó muốn cưa đốt đục suốt, thì sẽ được người ta đục thẳng vào cây nóc nhà nó! Đây là dịp tốt để lấy âm trị dương. Phen này tôi sẽ yểm cho cả họ nhà nó không ngóc lên được! Đào lên, lấy ván, lật sấp bố nó xuống! Còn cỗ ván dổi tôi sẽ đóng một bộ sa-lông thật mốt, rồi tìm cách bán cho chính anh em họ hàng nhà nó!
Thủ đã thấy ớn khắp người, ngập ngừng:
- Nhưng mà ...
Hàm biết thóp ngay ông em chỉ được cái võ mồm, quen phòng xa giữ gìn, mà cũng là phòng cho mỗi cái thân hắn thôi! Hàm càng hạ giọng tới mức lào thào:
- Ngày thầy mất, chú với chú Long còn chưa nghĩ được đến đầu đến đũa, nên thầy chỉ dặn riêng tôi ...
Rồi ông Hàm trang nghiêm kể với giọng rin rít về bức tranh thờ Hổ thần của nhà ông bị chọc mắt, bị bôi bẩn và những lời chỉ dẫn của ông bố trong quyển vở giấy giang về cách lấy âm trị dương thế nào, rồi để tránh phản hồi trở lại thì trước khi hạ cuốc phải đọc bài tạ thần ra saọ Thủ ngồi cứng người, tay cầm chén nước mà quên cả uống.
- Có hai thời điểm để lấy âm trị dương - Hàm vẫn nói thầm thì - Lúc vừa chôn xong và lúc được ngày cải táng. Nhưng chờ đến cải táng thì lâu quá, với lại nghi thức lúc ấy rườm rà lắm, phải lấy đến bảy đốt xương mang ra sông tạ thần, rồi đóng bè chuối, đưa bảy đốt xương lên đó thả trôi sông. Mất đến cả đêm, dễ lộ. Cho nên thời điểm này là tốt nhất. Làm xong lại đắp điếm như cũ đố biết! Chú khỏi lọ Không ai bắt chú phải mó tay vàọ Chỉ cần tôi với thằng ưởng, thằng Ngạc, tí nữa chú nhắn thằng Thó đến tôi là được. Trong việc này phải có một người ở ngoài họ mới đại an. Thì chọn thằng Thó là tốt nhất.
Thủ càng bứt rứt không yên:
- Liệu thằng Thó nó có chịu không? Hôm trước đám ông Quềnh, nghe nói nó đã mửa ra mật xanh mật vàng.
Hàm vẫn cứng như thép:
- Chú cứ nhắn nó đến gặp tôị Tôi sẽ có cách dọa để nó phải nghẹ Cái đêm lão Phúc cầu hồn cho bố, thằng Thó đã lỉnh vào bếp nẫng cả hủ rượu tăm ra đường uống, rồi say bò lê bắt sải ở vườn ổi nhà bà Đồ Ngật. Cái hũ ấy đang ở nhà tôi! Tôi chỉ dọa là lão Phúc nó sắp trả thù là thằng Thó sợ thọt dái lên cổ! Muốn an thân phải có chỗ dựa, thì hỏi còn dựa đâu vững bằng dựa vào ta!
Thủ chỉ còn biết ngồi ngay tán tàn nghe ông anh giảng giảị Ông ấy suốt ngày đục đẽo ở nhà, mà sao chuyện gì cũng biết. Lại đưa được cả cái hũ; tang vật ăn vụng không biết chùi miệng của Thó vào tận nhà mình, thì thật là chịu ông anh ma xó! Thủ cũng muốn trừng phạt Phúc, cũng muốn cho Phúc xiêu điêu liểng xiểng, nhưng người ra tay phải là ai kia chứ không thể là mình. Mình chỉ đóng vai tọa sơn quan hổ đấu mới sướng! Bây giờ ông Hàm xin lĩnh trách nhiệm, thực ra cũng chưa phải là hay, giá là người không dây mơ rễ má gì với mình thì tốt, nhưng kiếm đâu rạ Thôi cũng dược, có gì Thủ cũng đủ lý là người tay trắng! Ông Hàm không cần biết những nghĩ ngợi vân vi trong óc Thủ, ông đứng dậy, coi như việc đã bàn xong, dặn thêm:
- Chú nhắn ngay thằng Thó đến nhà tôi, làm như vẫn nhờ nó đi áp tải gỗ chứ mình lại đằng ấy không tiện. Để tối mai là làm luôn!
Thủ chỉ còn biết nhắc lại như cái máy:
- Ngay tối mai à?
Hàm buông một câu lạnh gáy:
- Cho nó đỡ nặng mùi!
Nhận được lời nhắn, Thó sắng sẻ đến nhà ông Hàm ngaỵ
Chắc ông lại nhờ đi áp tải gỗ ghiếc gì đâỵ Ông Hàm có cậu con trai thứ khỏe mạnh, không biết bằng cách nào mà chưa hết hạn nghĩa vụ đã ra quân, rồi nhảy tót đi lao động nước ngoài, thành thử bây giờ ở nhà còn rặt đàn bà con gái, nên ông vẫn hay nhờ Thó đi áp tải gỗ về đóng đồ. Tiếng là hay ma lem ma cuội, nhưng thực tình Thó chỉ thuổng những miếng chín, chén ngay; chứ làm ăn lớn thì Thó sợ. Với lại được người như ông Hàm tin, trước khi đi bao giờ cũng lót miệng vài choạc cho ấm bụng, khi về lại cùng ông cuộn chân ngồi xếp bằng trên chiếu hoa cơm rượu bí tỉ, thế là Thó khoáị Còn ông Hàm thì thật tinh đời, vì ngoài những miếng ăn ngay, ông không phải trả một đồng công nàọ
Thó đi tắt qua khu đầm nước cho nhanh. Đã tối sò sẫm. Xóm làng trở về tịch mịch. Một con bò gọi con, tiếng âm ồ của nó vang trong bóng chiều chạng vạng. Con bê be lên nũng nịu, rồi tế chạy, nện móng lốc cốc ròn rã trên những viên gạch vồ như ném một tràng mưa đá. Bầy liếu điếu giật mình, kêu thé lên trong bụi trẹ ở dưới ấy, chân các rặng tre, một dải sương mờ mờ như đùn từ dưới đất lên, bay là là phập phồng như giăng một tấm to xanh biếc. Tiếng cuốc kêu luốc cuốc cu loa trầm đục như thấn ướt hơi sương trong ấỵ Khói bếp thở trầm ngâm trên mái rạ. Giờ này là giờ nghỉ ngơi, giờ sum họp. Dù sung sướng hay đau khổ thì giờ này người ta cũng rút về hang ổ cuối cùng của mình là những mái nhà. Dù ít dù nhiều, ngay người giàu nơi thôn dã cũng chỉ ngày cơm hai bữa, và kẻ khó cũng cứ đỏ lửa hai lần. Nơi đây từ bao đời nay cái ăn cái uống gần như chỉ là chuyện phụ. Người ta có thể nhịn ăn nhịn mặc để xây một căn nhà gạch, sắm một cái xe, có khi cả xe máy; mua đài, mua cát- sét rồi mở om tỏi suốt ngày để được,mở mày mở mặt với xóm làng. Nơi vùng quê bề ngoài rất yên tĩnh này, vừa có những người ngơ ngác dại khờ, những người thật thà như đếm nhưng cũng lại lắm những kẻ đủ mưu ma chước quỷ, không mấy lúc ngồi yên, và cũng không để cho người khác ngồi yên. Cũng có đủ cách bon chen để giành một cái ghế ngồi không to hơn cái vảy ốc, chen một chỗ đứng không caữ hơn cái đế dép thường ngàỵ Cũng có đủ những thì thầm thì thụt, cũng xúi bẩy, kích động, cũng ném đá dấu tay, cũng cười bả lả chạm cốc nhau lanh canh trong những bữa tiệc đồng chí, nhưng trong bụng lại thầm rủa sau bữa rượu này mày sa chân lỡ bước chết dấp đi cho rảnh! Mặt ao làng tím thẫm những hoa bèo giờ đây không còn bình lặng nữạ Những sóng cồn của biển rộng sông dài đã vang động đã lôi kéo khuấy sục lên, khiến những mảnh ao cung đủ gan tùng những cơn sóng bùn tanh tưởi!
Tiếng con cuốc kêu khắc khoải bên bờ đầm. Nó gọi gì? Gọi bạn tình, hay gọi cái chết?
Thó bước cắm cúi cũng như một con cuốc. Thấy nhà trên ông Hàm ìấp lóa ánh đèn, Thó đi thẳng vàọ
Nhà ông Hàm đang chuẩn bị ăn cơm tốị Tiếng mâm bát lanh canh dưới nhà bếp. Tiếng hai chị em nhí nhắn. Vợ chồng ông Hàm đang ở nhà trên. Nghe tiếng Đào, cô con gái lớn chào Thó ngoài sân, ông Hàm tập tễnh đi ra niềm nở, đúng là ông đang nóng lòng chờ.
- Vào đây chú. Có việc cần đến chú đâỵ Nhưng ta hãy làm vài chén cho ấm bụng đã - Rồi ông Hàm quay sang bà vợ dang gấp quần áo trên chiếc giường Đức nâu bóng:
- Bà xuống rang cho tôi đĩa lạc.
Bà Hàm vặn to ngọn đèn ba dây treo giữa nhà, rồi thu vội đống quần áo, con cón đi xuống bếp. Đã ngoài năm mươi đến dăm cái lẻ, nhưng bà vẫn giữ được dáng người gọn gàng cân đốị Tóc vẫn dày, nước da vẫn trắng. Khuôn mặt trái xoan được điểm thêm cặp mắt lá răm và cái miệng tươi, khi cười còn trẻ lắm Dân làng bảo bà là người có số sướng, đã được cái sắc trời phú, lại từ bé đến giờ chưa đến cái đói rách là gì, nên cái duyên càng bền. Bà sẽ đẹp đến già, đẹp đến chết!
Ông Hàm mở tủ buýp-phê, bê ra một cái hũ da lươn đặt giữa bàn. Thó bỗng giật thót ngườị Chính cái hũ nhà ông Phúc mà Thó đã khoắng đêm hôm trước!
- Chắc chú đã nhận ra cái hũ này - ông Hàm vừa róc rượu ra hai chén vại, vừa khề khà - Nhưng tôi đưa được về đến đây là đã cứu sống chú rồị Hôm kia lão Phúc có đánh tiếng là đã biết việc làm của chú, lại biết cả cái hũ đang ở đây, nhưng đố dám hoạnh họe với tôị
Rồi ông Hàm vươn người trên mặt bàn, nhìn sát vào bộ mặt thờ thẫn với cái cằm vốn đã nhọn của Thó, giờ cái đói càng vót cho nhọn hoắt như bút chì, ông Hàm thì thầm nhỏ tới mức Thó phải dỏng tai, nhăn trán lại mà nghẹ Vừa lúc bà Hàm xuýt xoa với đùm lạc nóng trong tay đi lênl ông Hàm quay lại, nói phắt sang chuyện khác:
- Mẹ nó đong cho chú Thó vay nồi thóc, dồn vào bao tải để chú vác cho tiện.
Bà Hàm bày lạc ra chiếc đĩa sứ hoạ Bà biết hai người đang có câu chuyện gì hệ trọng lắm, và ông không muốn cho bà biết. Nếp quen nhà này là ông Hàm đã không nói thì không ai được hỏị Hôm nay đích thị không phải chuyện thóc lúa gỗ lạt gì. Bà Hàm ân cần hỏi Thó:
- Nghe nói chú cũng bán lúa non à? Bao nhiêu một tạ?
Thó đang sững cả ngườị Đang nói chuyện đi quật mộ ông bố Phúc, Thó nghe khiếp quá, vậy mà ngoắc một cái, ông Hàm lại sai vợ đi lấy thóc cho vaỵ Một nồi :De, đó là cách gọi cổ truyền ở đây, là chừng ba mươi cân, đến mùa mới trả không lấy lãi, lòng tốt ấy bây giờ đến bói không rạ Thó nhìn khuôn mặt đầy đặn hồng lên dưới ánh đèn của bà Hàm, kể lể ca cẩm:
- Em phải bán non hai tạ cho nhà ông Quàng đấy bá ạ. Giá có mười haị Mấy nhà có tiền định giá như thế, chứ thóc bây giờ bỏ rẻ cũng phải năm mươi ngàn một tạ. Lượt chợ nữa mới được gặt, đập xong rồi cho bá lấy thóc tươi luôn chứ không cần chờ khô. Dắng là sợ nhà em ăn quịt.
Bà Hàm khẽ cười, đưa mắt nhanh sang nhìn ông. Thì nhà bà cũng mua lúa non với cái giá ấy! Chẳng ai bắt, nhưng những nhà thiếu ăn đều phải bán mười hai ngàn một tạ lúa chưa gặt ở ngoài đồng. Không biết nhờ ai mối lái, mà ông Hàm còn móc nối được với ông thợ may và ông hàng phở trên phố nhận mua thóc với giá hai mươị Tiền đã trao cho ông Hàm từ tuần trước, còn thóc thì đến gặt chiêm mới lấỵ
Vậy là mỗi tạ ông Hàm ngồi không đã được lãi tám ngàn. Về mặt tính toán sít sao ở nhà này thì bà còn phải chịu ông. Nên cái việc cho Thó vay nồi thóc không lấy lãi, bà biết chắc là ông không hớ. Thả con săn sắt bắt con cá rô, ông không được lãi thóc thì cũng phải lãi cái khác.
Bà Hàm bảo Thó:
- Người ta đòi thóc tươi, tức là muốn nắm đằng chuôi đấy chú ạ.
Ông Hàm chép miệng:
- Thôi được, chú cứ trả cho sòng phẳng, rồi có thiếu lại sang đây - Đoạn ông quay sang vợ - Mấy mẹ con cứ ăn cơm trước đi, rồi rán thêm mấy quả trứng để tôi với chú ăn saụ
Bà Hàm vừa đi xuống, ông Hàm lại thì thào:
- Phải từ mười giờ đêm trở đi, lúc ấy thì tất cả đã ngủ kỹ rồị Tôi, chú, thằng ưởng, thằng Ngạo, thế là đủ. Rồi bốn người vác bốn tấm ván về đây, thế là xong! Chú không lo, đào tới rồi tôi sẽ vẩy cả hũ rượu này xuống đó để tẩy mùị Làm xong lại rửa tay bằng rượu, tha hồ sạch!
Thó cũng vươn cổ trên mặt bàn, như mổ cái mũi nhọn vào mặt ông Hàm. Đã có mấy chén rượu cất nước đầu trợ sức, vậy mà giọng Thó vẫn run:
- Bác dã gọi thì em cũng xin hết lòng, nhưng vía em nó yếu lắm. Em chỉ lo rồi thì ...
Ông Hàm xua tay:
- Rồi thì ma nó vật chú chứ gì? Đừng lo, đã có tôị Tôi có bài khấn để yểm rồị Với lại đây là chuyện dòng họ nhà tôi với dòng họ nhà Phúc, chứ chú không có dính gì. Còn dòng họ nhà tôi thì chú biết rồi chứ? Tôi treo bục tranh kia không phải là treo làm cảnh, mà đấy là tranh thờ. Chính Ngài đã giữ phần âm cho chúng tôi, hùng mạnh và an toàn lắm.
Vừa nói, ông Hàm vừa trỏ lên bàn thờ. Trên ấy đằng sau cái lư hương đồng là bức truyền thần họa một ông ba mươi trên tấm vải dệt bằng những sợi gai ở tư thế chồm lên. Những răng lợi móng vuốt giương ra trông đằng đằng lẫm liệt. Nghe nói đời kỵ nhà ông Hàm, tức là ông cụ tổ đã cách đây bốn đời của dòng họ Trịnh Bá đã giáp mặt một đấng trượng phu hồ vằn chân thọt trong tư thế phanh thân xé xác ấy! Phúc ân chi sớ họa, trong họa có phúc. Có thể tin được chăng? ông ba mươi kia chính là thần sát sinh, rồi sau lại trở thành thần phù trợ, thần cứu thế của dòng họ Trịnh Bá. Chuyện rằng:
Đời kỵ nhà ông Hàm đến sinh cơ lập nghiệp ở đây nghèo lắm. Cả nhà sống dựa vào cái tài kiếm cá của ông. Thuở ấy đồi ông Bụt còn là khu rừng già đầy bí hiểm. Chưa nói chuyện ma hiện hình, người thấy người không, riêng thú dữ thời ấy thì ai cũng gặp. Hổ báo, hươu nai, vượn trắng ngồi bế con trên cành trông khéo như ngườị Trăn gió quăng mình từ cây nọ sang cây kia ầm ầm như một cơn lốc.
Trong sách Dư địa chí của cụ Nguyễn Trãi khi nói về huyện này có câu: Huyện ... có trăn, chim trĩ và vượn trắng. Có phải cụ Nguyễn đã viết chính về sản vật ở núi ông Bụt nàỷ Ban đêm tiếng hươu tác rầm rì, hổ đuổi, hươu lao cả vào nhà người đang ở là chuyện thường. Con suối cạn dưới chân đồi ông Bụt bây giờ, thuở ấy rộng như một nhánh sông, quanh năm đầy nước, tôm cá đánh dễ như ao nhà. Ông kỵ của chi họ Trịnh Bá lúc ấy sống nhờ vào con suối nàỵ Chỉ với cái đó đón ở hồ nước xiết, vậy mà sáng nào là vợ cũng có cá bán. Thế rồi liền trong mấy hôm, đó của ông bị xé rách, cá mất. ông đoán với cách ăn trộm vụng kiểu này chỉ là một chú rái cá hay một con vòi gà nào đó chứ không phải ngườị Vì suối toàn là đá nên con thú ăn vụng không để lại một dấu chân. Một hôm ông đi thăm đó sớm hơn thường lệ để rình, thì lạy trời! Kẻ ăn trộm cá của ông là một bác hổ vằn không biết đi đứng hấp hoảng thế nào bị đá kẹp một bên chân hậu, chặt tới mức khỏe như hổ mà mà cứ chịu đứng ngay đơ, không tài nào rút chân lên được. Trước mặt ông mãnh là cái đó đã cào rách, nhưng hình như đau quá, nên cá vẫn quẫy phanh phách trong đó mà hổ ta bỏ mặc, không ăn. Thấy người ehủ của đó cá, hổ ta nhìn bằng con mắt cầu cứu và hối hận vô cùng. ông kỵ của chi họ Trịnh Bá liền chắp hai tay trước ngực, nói như khấn:
- Lạy thần núi Bụt, lạy chúa sơn lâm, tôi xin cứu ông được tai qua nạn khỏi, chỉ mong từ giờ trở đi ông đừng lấy cá của tôi, cả vợ chồng con cái tôi sống nhờ vào cái đó nàỵ
Rồi ông lấy đòn bẩy đá. Hồ bị giập một bên chân, tập tễnh nhảy lên núi Bụt. Từ đấy ông không bị mất cá, mà còn được thêm phần. Hôm thì một con cá quả bằng bụng chân chửa, hôm thì một con cầy hương còn tươi rói để ngay trên bờ, cạnh đó cá. Hổ đền ơn đấỵ Thế rồi một đêm mưa gió, sấm chớp ầm ầm, ông sợ đó bị trôi, liên đội nón, khoác áo tơi ra đị Chính bộ tơi nón lòe xòe ấy đã dẫn đến sự nhầm lẫn chết ngườị Giữa lúc ông đang lúi húi bốc đá chắn cơn đập để dòng nước chạy thẳng vào đó, thì hổ vằn cầm một con cheo cheo đến tạ ơn như thường nhật. Thấy có người, hổ dừng lạị Nhìn bộ tơi áo tùm hụp với dáng điệu lom khom lục sục đầy vẻ vụng trộm; tin chắc đấy là một kẻ gian đang ăn hớt tay trên. Thế là để bảo vệ nguồn sống cho người đã cứu mình, không một hai suy tính, ngay tắp lự, hố vằn nhảy chồm lên cái bóng tơi nón ấy! Đến khi lật cái xác tơi tả, nhìn mặt, ông ba mươi bỗng lăn lộn, đập đầu vào đá, rống lên gào thét về sự nhầm lẫn không sao cứu vãn được của mình. Thế rồi hổ cõng xác con người xấu số đến một gốc cây gạo, dùng móng vuốt cào đất thành hố, đặt xác ông đơm cá xuống đó. Sáng hôm sau mối đùn lên thành một nấm mộ, vuông vức như đắp. Dạo ấy có một người thợ săn được chứng kiến, liền ba ngày sau đó, cứ đến nửa đêm hổ thọt lại cầm một con cá đến trước mộ, rồi đập đuôi bình bịch xuống đất, dựng đứng người đi bằng hai chân sau đến phía đầu mộ, miệng tru lên thống thiết về lỗi ìâm của mình. Gào thét đến xé họng một hồi, rồi hổ ta cúi đầu tập tễnh bước đi rũ rượi đến chán ngán cả chính mình. Ngồi bên này, người thợ săn tắt đèn ló, buông khẩu súng hai nòng, rồi bỏ con mồi như bỏ cục vàng đã nắm trong tầm taỵ ông cũng thừ người ra trước nỗi lòng của anh thú dữ tưởng chỉ biết có cắn xé! Chi họ Trịnh Bá làm lăn phất lên như diều từ đấỵ
Theo lời thầy tướng, đó là sự đền bù, sự phù trừ của Hổ thần. Chi họ Trình Bá thờ loài thú dữ nhất nhì của sơn lâm từ đấỵ
Đến đời bố ông Hàm đã làm được nhà gỗ, mua được ruộng thượng đẳng điền. Trong chuồng rậm rịch lợn đàn, trâu náị Thế rồi tất cả lại gần như về số không khi có cuộc tranh đua ném tiền ra mua cái chức lý trưởng. Đâm lao theo lao, lợn sề trâu nái, ruộng sâu giữa đồng cứ lần lượt chống gậy ra đi, mà cái chức lý trưởng lại về tay Vũ Đình Đạị Lúc ấy ông Hàm chưa học hết Tam tự kinh đã phải bỏ đi cầm tràng đục kiếm ăn. Nhà chỉ còn cái vỏ. Bố ông Hàm - Trịnh Bá Hoành lại cày sâu cuốc bẫm để dựng lại cơ đồ. Miếng ăn giữa làng hơn sàng xó bếp. Những lúc rượu vào, ông trừng trừng cặp mắt vằn những tia đỏ, miệng lẩm bẩm: Ta không có vòng bạc, xà tích, không đủ bạc trắng để chạy nên thuạ Rồi ông rít lên, nhưng tao chưa chịu đâủ Chưa chịu đâu!
Cũng may thời thế chuyển vần. Lý trưởng Vũ Đình Đại chưa kịp ăn lộc thì cách mạng đã đến. Gió nổi can qua, Vũ Đình Đại bán vội con ngựa vừa mua, mới nhoong nhoong được dăm lần lên phủ, chưa kịp ngấm cái sướng của anh đầu gà hơn đít voi, thì đã bán ngựa tậu trâu để trở lại làm anh dân thường. Trịnh Bá Hoành mổ chó ăn mừng!
Ngày ấy Hàm chưa đủ tuổi, đủ trí để cảm hết được cái cay, cái uất của cha, nên cũng không để tâm đến sự tranh giành giữa hai họ. Nhưng vài năm sau đến tuổi lấy vợ, thì mối hận của người bố đã trở lại nguyên vẹn trong lòng Hàm, mà còn sôi sục hơn! ấy là chuyện về cô Son, vợ Hàm.
Hồi ấy cô Son đẹp nhất làng. Mặt hoa da phấn, thắt đáy lưng ong. Đi một bước là có người theo, người ghẹo một bước.
Nhưng chưa có anh nào lọt được vào cặp mắt lá răm vừa đen vừa sắc của cô. Thế rồi bỗng dưng cả làng Giếng Chùa đồn ầm lên là Son phải lòng cậu giáo Phúc, con ông lý Đại (người ta vẫn quen mồm gọi Đại như thế). Phúc lúc ấy đã học hết sơ học yếu lược, nhận một chân gõ đầu trẻ ở trường tư thục trên phố huyện. Phúc đã một vợ một con, nhưng vẫn phong tình lắm. Vợ Phúc răng đen hạt na, tóc vấn trần, người vừa gầy vừa khô. Khô chân gân nhặt, đắt tiền cũng mua! Nhưng đây là bố mẹ Phúc mua, chứ Phúc không thích. Được cái chị làm ăn giỏi và chịu nhịn. Từ nhỏ vợ Phúc đã được bố đẻ răn dạy phận nhi nữ là Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Nên chị nghĩ đàn bà như dây leo dây cuốn. Nhỏ ở nhà nghe bố, lớn lấy chồng nghe chồng theo chồng, chồng chết theo con. Ai thế nào số trời đã định. Vì thế nghe người ta đồn chồng chị mua khăn mùi xoa, mua lược sửng có cán, mua gương có hình cô đầm để tặng Son. Chị ức, nhưng sợ chồng nên lại cười bảo, trò đời đàn ông như cái nơm, chòm :Dp úp cầu may cũng như thả những lời trăng hoa ỡm ờ, nhưng đâu phải cứ úp là được cá, đâu phải cứ ghẹo là gái theo!
Rồi người ta lại kháo nhau là ở bờ tường ngoài điếm canh có cái bài ca dao ca thớt thế này:
Chiều tà dao ná bờ sông
Thấy cái nón trắng thà không thấy người
Ngỡ là có đám chết trôi
Hóa ra trong bụi một đôi tinh tình!
Tính tình là tính tình tinh
Chị Son anh Phúc tính tình bên sông!
Người làm vè còn chỉ rõ nơi tính tình của ổ con chuồn chuồn là ở chỗ quẹo suối ông Bụt chảy qua sông Cầụ Không biết ban đêm vợ Phúc có cào cấu làm tình làm tội Phúc không, chứ bề ngoài chị chỉ buông một câu: Rõ đồ quạ mổ! Không nhịn được nữa hay sao mà đâm đầu đi theo người đã có vợ, cho nó chết!
Nhưng cô Son không chết! Son vẫn lấy chồng có thách có treo phân miệng tử tế. Hôm cưới cả làng Giếng Chùa được ăn cỗ nhờn môị Son lấy anh Hàm, người không được hào hoa phong nhã như cậu giáo Phúc. Hàm lại đi tập tễnh, nhưng nhiều hoa tay, làm cái gì cũng khéọ Hàm đã mê Son từ lâu Son gặp nhiều khi Hàm đón đường chỉ để hỏi một câu giở trăng giở đèn vì hai con mắt cứ nhìn Son đờ đẫn như người say thuốc thì Son biết, nhưng cô dửng dưng tảng lờ.
Son còn không biết là Hàm đã lén ra tận bờ sông, chỗ vai cày của suối ông Bụt tiếp giáp với sông Cầu như bài ca dao đã ch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét