Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

TRUYỆN MA: VÙNG ÂM SƠN (P.8)

Mùi canh cá, mùi cá kho, mùi gạo mới cứ lửng lên, thơm inh. Giàu ham việc, thất nghiệp ham ăn. Cổ nhân đã dạy thế, thật cấm bỏ câu nào! Nhà ông Khừu tứ thời ở tình trạng cứu đói, nhưng ông tơ bà nguyệt rõ khéo se duyên, hai người cùng chung cái nết được đâu hay đấy, có một ăn hai thì cả vợ lẫn chồng sao mà hợp nhau quá thể! Phải chạy ăn từ hồi trong tết, nhà cửa cứ trống trếnh trống toàng như phường nhà trọ. Bây giờ lúa mới đưa về sân, chưa tính trả nợ xong còn lại được bao nhiêu, nhưng ông Khừu đã lên kế hoạch sang phiên chợ sau là mùng năm tháng năm, tết giết sâu bọ, ông phải ngả con chó cốm để vợ chồng con cái đánh một bữa cho bõ những ngày da sát tận xương, bụng réo èo èo! Ông Khừu thu chân ngồi xếp bằng, nhìn sướng mắt như phật toạ đài sen, tay thong thả rót rượu ra hai chén vạị Nghĩa là bà cũng uống rượu ăn ớt giỏi như ông, thành thử nhà thì túng thiếu, nhưng lúc nào cũng hoà thuận vui vẻ, cấm có chuyện đá thúng đụng niạ

Ông Khừu tợp một hớp hết lưng chén vại, miệng sẽ khà một tiếng nhỏ điểm nhịp, tay vừa gắp cái đầu cá trôi nấu riêu cà chua vàng ánh, thì bà Son bỗng hiện ra ở sân với cái dáng thật âm thầm.

- Kìa dì. Dì vào ăn cơm - ông Khừu vẫn giơ đũa ngang mặt, gọi

Nhưng bà Son chỉ dưa cái nhìn nặng nề và giọng nói mệt mỏi: Bác cứ ăn đi, em không đói rồi đi vào nhà trên. Biết là có chuyện, bà Cả, vợ ông Khừu chạy lên hỏi từ ngoài cửa: Vợ chồng lại làm sao chứ? Bà Son ngồi xuống chiếu ghép băng đóng sơ sài bằng một tấm ván dài, bên cạnh là chiếc bàn cóc cáy vương vãi dây mực. Hai mắt bà đã nặng sùm sụp những nước ngược lên nhìn người chị gái to xương vóc như đàn ông, giọng đã ngạt đi:

- Chị Cả! Em khổ quá!

Vợ ông Khừu biết người em gái duy nhất của mình gọi như thế là dì ấy đang cần một sự che chở bảo vệ. ở vung này người con gái mang tên tục của mình ngắn lắm. Ngay từ hôm bước chân về nhà chồng, người ta đã quên mất tên cô rồị Cô nép vào chồng và mang một phần cái lên của chồng. Rồi mang tên con, rồi mang tên cháụ Cứ thế, lần lần cô hoà tan vào, cô đánh mất mình đi trong chính những người ruột thịt của mình! Đến khi có ai gọi cái tên từ thửa lọt lòng, những người đàn bà còn sững cả ra, cứ như không phải gọi mình! Nhưng khi nghe những người máu mủ ruột rà kêu lên bằng cái tên tục, thì ngay những người đàn bà đù đờ nhất cũng hiểu là đấy không phải là tiếng gọi vui! Một cái gì nghiêm trọng lắm đã đến!

- Đầu đuôi làm sao nàỏ Rõ tội thân dì, một ngày lành thì ba bảy ngày giận!

Người chị gái nhìn em bối rốị Cha mẹ vất vả sinh con một bề. Ông bà đã khuất núi từ lâu, chỉ còn lại hai chị em chân yếu tay mềm thế này thôị Mỗi người mỗi phận. Người chị thô kệch xấu xí, như một sản phẩm vội vã của thượng đế, nên chồng bà Cả cũng vừa vụng vừa nghèo: Anh Khừu ngay từ thuở đầu xanh tuổi trẻ, mà người ngợm đã lòng khòng xương xẩu, trông cứ như sếu vườn. Nhưng được cái Khừu đến là tốt tính, chỉ có bà Cả nói ông chứ chưa ai nghe thấy ông nặng lời với bà. Người em gái của bà thì xinh đẹp từ thuở lọt lòng. Đến lây giờ đã ngoài năm mươi, tốt số đã lên chức bà, ấy mà dì ấy vẫn nở nang gọn gàng, vẫn tươi roi róị Nhưng rõ là ông trời đến so đo cò kè cho dì ấy tí sắc tí duyên mà như người kiệt cho vay lấy lãị Cho đơn đòi kép. Cái vui của dì ấy không cõng nổi cái buồn. Đời dì ấy như bát cơm của kẻ khó, lổn nhổn ít gạo nhiều khoai!

- Em chẳng còn thiết gì nữả - Bà Son sụt sịt.

Chỉ dở nào - Bà Cả nói át đị Rồi thấy ông Khừu và mấy đứa con tay đũa tay bát chạy lên đứng lố nhố ngoài cửa đề nghe chầu rìa, bà Cả nỗi cáu hét tướng lên:

- Bố con đi xuống ăn cho xong bữa! Để ngươi ta nói chuyện!

Bố con ông Khừu răm rấp chấp hành. Ông bảo con gắp cá và múc canh để phần u với dì ăn saụ ở đây khác với nhà bà Son, bà Cả là chỉ huy cao nhất. Nhà có miếng sống miếng chín gì bà cũng nhớ em gáị Lại thêm bố con ông Khừu dù có tính bóc ngắn cắn dài, nhưng lòng dạ thơm thảo, rất quý dì Son. Thằng con út bằng tuổi cái Hoa, đen trùn trụt như con dế trụi, vừa gặp khoanh cá giữa nạc nhất để riêng ra, vừa tuyên bố một câu xanh rờn:

- Nhà dượng Hàm giàu thật, nhưng dì Son đếch sướng bằng nhà ta!

- Nào, đâu đuôi ra làm sao, dì nói tôi nghẹ Chẳng hơi đâu phải khóc lóc cho nó phí sức.

Bà Cả rút chiếc khăn mặt tổ ong trên cái rui con chuột ngoài hiên, đưa cho em gáị Tiếng vẫn choang choạc, nhưng với bà Son chẳng còn gì êm ái và thương yêu hơn là tấm lòng bà Cả. Mọi vui buồn chua ngót trong cuộc đời, bà Son đều chạy sang vẫn vi với người chị ruột thịt duy nhất còn sống với mình đâỵ Có lần vợ chồng bà Son to tiếng với nhau, ông Hàm đã động đến bố mẹ bên vợ là nhà không có nề nếp. Bà Cả đùng đùng chạy sang, nhảy thách lên giữa sân nhà ông Hàm, đến mức Thủ phải đến xin lỗi thay anh, bà Cả mới thôị Tháng trước đói quá, ông Khừu chạy vay đâu cũng không được, cuối cùng lại đến giật tạm ông Hàm nồi thóc, vừa mang về đã bị vợ xỉa xói cho một trận. Được cái ông Khừu mát tính, cứ lẳng lặng cùng con xay giã. rồi nấu một nồi cơm to tướng ăn bù.

- Sao mà người ta cứ nghĩ ra nhiễu chuyện ác thế chị Cả?- Bà Son vừa sụt sịt lau mặt vừa nói giọng ngàn ngạt:

- Em cứ tưởng việc như thế là xong, vì tai qua nạn khỏi rồi còn đòi hỏi gì nữạ Thế mà chiều nay người ta người ta lại bắt em ...

Chiều nay, Đào và người đàn bà làm thuê đi gặt nốt mảnh ruộng cuối cùng ở cánh đồng Mã Voi, cái Hoa đi chăn trâu; ở nhà chỉ còn hai vợ chồng ông Hàm, dự định sẽ tuốt cho xong chỗ lúa giờ hôm quạ Bà Son đang băm rau lợn, chờ cho mặt trời lả vào rặng tre để sân bớt nắng mới làm. Ông Hàm đánh một giấc đãy vừa dậy, đang cắm cách pha nước. Thủ và Cao chợt hiện ra ở sân. Bà Son đã biến sắc mặt. Hai người này đi với nhau là dễ có chuyện lắm! Nhưng bà vẫn làm ra tươi cười:

- Kìa chú với anh Cao sang chơị Mời hai chú cháu lên nhà trên. Thầy nó quở con khoang nhá.

Không biết rồi ba người đàn ông nói với nhau những gì, đến khi ông Hàm gọi vòi xuống, nghe cái giọng hanh hách là bà Son đã thấy có chuyện rồi!

- Mẹ nó lên trên này có việc.

Bà Son dừng tay thái chuốị Trong người bỗng nháy một cáị Bà lờ mờ cảm thảy mấy người này hình như loay hoay quanh quẩn về cái chuyện ấỵ Mà đúng thật! Bà vừa bước vào Thủ hắng giọng nói ngay:

- Có một việc cần có ý kiến của bá! Phải làm thế này là anh em trong họ hàng bàn kỹ, không cần thiết cho ta bây giờ, mà còn có lợi là sẽ giữ yên được cho họ hàng mới về sau nàỵ Còn trong gia đình anh em với nhau, mọi chuyện nhỏ nhặt phải bỏ quạ Em vừa nói với bác Hàm, bá rất có công trong những chuyện vừa rồị Phải có bá mới tháo gỡ được những chuyện rắc rối một cách êm thắm. Những người trong nhà đều biết vai trò quan trọng của bá. Bây giờ còn chút việc cuối cùng. Làm thế nào thì anh em bác đây bàn kỹ rồị Giờ em phải lên xã để kịp cuộc họp chiều naỵ Bác Hàm bận gì cứ đi làm. Cao sẽ ở đây để hướng dẫn bá làm một số việc cần thiết. Cứ thế nhé!

Rồi Thủ đứng dậy xách túi đi ngaỵ Anh chưa lên xã để kịp cuộc họp như buổi chiều vừa nói, mà Thủ đạp xe thẳng đến nhà ông Phúc.

Bà Dần, vợ ông Phúc, người cao và gầy, đang đi đi lại lại duỗi đôi chân thô tháp vào đống thóc trải mỏng chiếm gần kín kín cả góc sân. Trở thóc cho đều nắng kiểu này: ở dây gọi là cày thóc. Nghe tiếng động, vừa quay ra thì Thủ đã vào đến sân.

- Kìa bác Thủ! Chào bác. Mời bác lên nhà.

Bà Dần vồn vã đến thái quá, nhưng đôi mắt lại loáng lên sáng lạnh. Với người khác ở tuổi Thủ, bà chỉ gọi là chú, là cậu, nhưng vì đây là ông bí thư của cả xã, lại là người anh em nhà Vũ Đình đáng gờm, nên bao giờ gặp Thủ, bà cũng rất thận trọng.

Ông Phúc đang nằm trong nhà cũng choàng dậỵ Mở rộng hai cánh cửa, rồi ông vơ vội quần dài mặt vào

- Thôi quần chùng áo dài làm gì cho nóng đồng chí Phúc - Thủ nói to với giọng thân tình, rồi anh dõng dạc bước lên thềm gạch hoa, đi vào gian giữa kê bộ sa-lông nâu bóng.

Vừa ngồi xuống Thủ nói ngay:

Tôi có nghe cậu Cao nói đồng chí nhắn tôi ...

Ông Phúc khoát tay làm một động tác xin lỗi, ngắt lời:

- Đồng chí gượm cho một tý Rồi ông quay ra bảo vợ: - Mẹ nó bảo thằng Câu đi gọi chú Tính, chú Địch sang có việc.

Đó là hai ông em rể đáng giá của ông Phúc. Thủ cười nhã nhặn ngăn lại:

- Không cần làm phiền thế đồng chí Phúc ạ. Rồi tôi sẽ gặp hai đồng chí ấy để nói chuyện saụ Cũng muốn đi thăm các cụ về hưu để xen các cụ có cần xã giúp đỡ gì không, vậy mà cứ lấn bấn chưa lúc nào rảnh rỗị Mời bà Dần vào đây tôi thưa chuyện. Nửa tiếng nữa tôi lại có cuộc họp ở trên xã với hội đồng giáo viên.

Bà Dần lau mặt, ngồi vào ngồi xuống chiếc phản gỗ lim đen mun kê giáp bờ tường, tức bộ ghế ngựa dành cho ông cụ Cố khi sống.

- Hôm nay tôi sang chủ yếu là nói chuyện với bá, chứ với đồng chí Phúc thì chúng tôi đã gặp nhau trên tinh thần đồng chí nói hết ngọn ngành rồi - Thủ nhìn sang bà Dần nói thao thaỏ Sự việc thế nào thì bá cũng biết rồi tôi khỏi nhắc lạị Bác Hàm bên tôi tiếng thế nhưng cạn nghĩ! Đã đành ai làm người ấy chịu, nhưng tôi với đồng chí Phúc là đảng viên nên phải nhìn xa trông rộng, phải biết đặt lợi ích của làng, của xã lên trên lợi ích cá nhân mình! Vì thế hôm trước tôi đã gặp đồng chí Phúc trước để trình bày, xin gia đình bên này bỏ quá chọ Kết quả như bá đã thấỵ Hôm nay tôi sang đây có lời để bá rõ.

Bà Dần vẫn lau mồ hôi trên gương mặt gồ gồ sống trâu, nói với giọng vang và khô:

- Gia đình chúng tôi cứ chờ bác sang từ mấy hôm naỵ Các cô các dượng nó tối nào cũng đến hỏi, rầy la ông ấy nhà tôi Vì rằng nghe đồn nhà tôi nhận cây nhận chỉ bên ông Hàm nên mới có chuyện dàn hoà như vậỵ Bác xem thế có lộn ruột không!

Rõ ràng bà Dần đã muốn nổi đoá lắm, nhưng cái cười ngọt sớt của Thủ đã dội xuống cơn nóng của bà.

- Ôi dào miệng lưỡi thiên hạ, người nói xuôi kẻ nói ngược chiều sao cho xuể. Ai không muốn nghe sự thật kệ họ. Nhưng nếu xuyên tạc có dụng ý xấu, thì tổ chức sẽ có biện pháp.

Thủ quay sang ông Phúc đang lẳng lặng tráng ấm pha trà. Thủ hạ giọng, ông Phúc biết đây là Thủ nói riêng với ông, đe ngầm rằng ông đừng có đơn từ kiện cáo lên huyện, lên tỉnh mà vô ích:

- Từ giờ trở đi có chuyện gì ta cứ nói thẳng với nhau để cùng giải quyết đồng chí Phúc ạ. Nếu gia đình cá nhân không giải quyết được, thì đã có chi bộ làm trọng tàị Xử sự như thế là đúng nguyên tắc, lại vừa hợp tình hợp lý. Thôi xin phép hai bác, tôi phải đi không muộn mất.

Khi Thủ vừa khuất khỏi cổng, bà Dần chợt nổi xung lên:

- Đến xin người ta, mà lại ăn nói kẻ cả như bố con chó bông, ông con chó xồm! Cái thói nhà ấy đúng là không ai chịu được!

Rồi bà lại sục chân cày vào đống thóc một cách nóng nảỵ Bà muốn cáu cả với ông. Có là người ngọng đâu, mà sao hôm nay ông để cho hắn vác mặt lên mà vênh vang thế nhỉ? Nhưng ông Phúc vẫn cứ lẳng lặng tránh nhìn vào bà. Thế có điên không cơ chứ?

Trong lúc đó ở nhà ông Hàm, khi Thủ đi, ông Hàm kéo lạch xạch một hơi điếu bát, rồi vừa bước ra vừa nhả khói um tùm. Cao quay sang bà Son vẫn đứng như chôn chân trên nền gạch, nói nhỏ:

- Mọi việc đã bàn rồi, chú Thủ cũng đã nói rồi, bây giờ cháu đọc, bá viết. Sau đó bá ký tên thế là xong. Còn tất cả sau đó chú Thủ và cháu sẽ lọ Bá với bác Hàm không phải bận tâm gì nữạ

Cao mở cặp, soạn giấy bút ra bàn, kéo ghế cho bà Son ngồị Chỉ còn biết nghe theo như một cái máy, bà Son ngồi xuống ghế, người thờ thẫn như một học trò không thuộc bài bị gọi lên kiểm trạ Cao mở sổ, đọc cho bà Son chép lá đơn sau đây:

CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

ĐƠN Tố CáO

Kính gửi: Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã và chi bộ Giếng Chùạ

Tôi là Ngô thị Son ở xóm Giếng Chùạ Vừa qua chồng tôi là Trịinh Bá Hàm, cvì có một số xích thích vụn vặt với ông Vũ Đình Phúc, nên chồng tôi làng một việc không đúng là động đến mồ mả nhà ông Phúc. Như thế là rất khuyết điểm. Gia đình chúng tôi không dám cãi lạị Nếu pháp luật có xử trí thế nào chúng tôi cũng phải nghe lờị Trong lúc chồng tôi bị gọi lên huyện, tôi rồi lo lắng, sợ ảnh hưởng đến gia đình và các cháu, nên tôi đã đi gặp ông Phúc để xin ông ấy vì tình làng nghĩa xóm mà bỏ qua cho những việc làm không phải của chồng tôị Tôi có nói với ông Phúc rằng là sẽ có người đại diện cho gia đình và họ hàng nhà chúng tôi đến xin với gia đình và họ hàng bên ông Phúc. Như thế nên chúng tôi đã nhận khuyết điểm trước cả làng còn gì. Trong lúc tôi đề nghị chuyện đứng đắn như vậy, thì ông Phúc đã lợi dụng tôi là đàn bà con gái, muốn làm chuyện bậy bạ. Tôi không bằng lòng, ông ấy đã cưỡng tôi, bắt tôi phải chiều ông ấỵ Ông ấy bảo có chiều ông ấy, thì ông ấy mới đồng ý rút đơn kiện.

Trong lúc tôi đang chống cự lại, thì may quá có chú Thủ là em chồng tôi và Cao đi họp về, nghe thấy tiếng kêu nên đã chạy ngay tới cứu nguy được cho tôị à xin báo cáo với Đảng uỷ và uỷ ban là hôm tôi gặp ông Phúc là gặp ở ngã ba Dốc Cạn và gặp vào ban đêm hôm 28 ta vừa rồị Vì những hoàn cảnh khó khăn, nên tôi không thể đến nhà ông ấy được. Với lại tôi nghĩ nếu là người đứng đắn, lại nói chuyện đứng đắn thì gặp nói chuyện ở đâu chả được. Chính ông ấy đã bảo tôi vào chỗ khuất để tiện nói chuyện. Tôi biết làm sao được bụng dạ ông ấy thẳng hay cong. Giữa lúc gia đình tôi như vậy: chồng bị như vậy, ai còn đầu óc đâu mà nghĩ chuyện bậy bạ. Vì ông Phúc là đảng viên, nên tôi thấy Đảng phải kịp thời sửa sang những việc làm sai trái của đảng viên Vũ Đình Phúc.

Tôi xin cam đoan những lời khai của tôi là trăm phần trăm đúng sự thật.

- Cậu Cao ơi, vu cho người ta thế phải tội chết! Tôi hốt lắm!

Bà Son bỏ bút xuống, tay run bần bật, ngước lên nhìn Cao, cái nhìn van lơn của một phạm nhân nhìn quan toà.

Ông Hàm đang cầm cái cò-leo gẩy rơm ngoài sân, nghe vậy vứt đánh xoảng, tập tễnh đi vàọ Đôi mắt cá rói của ông đã tối lại :

- Hốt hốt cái gì? Lại muốn nối giáo cho giặc hả?

Cao khoát tay :

Thôi bác Hàm, bá ký tên nữa là xong. Đã bảo mọi chuyện sau này đã có chú Thủ và cháụ Không ai trách bá hết.

Vừa nói, Cao lại ấn bút vào tay bà Son. Nước mắt đã kéo lên quanh mi, bà Son cầm bút ký vào góc tờ giấy, mồ hôi vã ra trên trán. Cao gấp tờ giấy cho vào cặp đi ngaỵ Còn lại vợ chồng ông Hàm, người tuốt lúa người rũ rơm. Không ai nhìn ai và cũng không nói không rằng. Đến khi Đào và người đàn bà làm thuê đẩy xe lúa về, bà Son mới dừng taỵ Bà bảo người đàn bà làm thuê:

Chị tuốt giúp tôi - Rồi quay sang Đào: - Con đi rửa chân tay rồi nấu cơm, u sang bá Cả hỏi cái nàỵ

- Họ định làm gì nữa hả chị Cả? Kể đầu đuôi xong, ba Son nghèn nghẹn hỏị

Bà Cả chép miệng:

Thì hai cái họ ấy có bao giờ nhường nhaụ Chắc họ muốn gạt ông Phúc ra khỏi cái chân đảng viên cho đỡ vướng.

Bà Son càng lọ Được giãi bày hết mà lòng không vợi đi chút nàọ

- Thế thì ai người ta chịụ Họ có ngọng đâu mà dễ chịu nín như thế. Rồi em cũng chả yên được đâu!

Hai chị em chợt cùng thở dài, và càng thắm thía cái họ Ngô nhỏ bé của mình đã ít nhánh ít cành, đến đời này lại không có cả đàn ông nối dõi, nên mặc dù cũng là dân đất gốc, nhưng chưa bao giờ được coi là họ có máu mặt trong làng. Đến bây giờ dù bà Son đã nhập vào, đã vun quén cho một dòng họ khác đến gần hết cả cuộc đời người, nhưng khi cần thì Ngô thi Son vẫn phải tách ra mà nhận phần thua thiệt, phải làm người ăn gian nói dối để bồi đắp thêm cho sự hùng mạnh của một dòng họ đã tự coi mình là ông ba mươi ở vùng này!

Và nỗi phấp phỏng của bà Son đã không nhầm!

Mùng 5 tháng 5, tết giết sâu bọ, làng Giếng Chùa lấy lại khí sắc về sự no ấm của mình thật là tưng bừng. Nhà nào cũng đã gặt vãn. Lúa chưa tuốt hết, nhưng đã đưa về sân xếp cao như những bức thành. Công việc hãy bỏ đấy đã, hãy đánh chén đã! Vất vả, đói khát từ ra giêng đến giờ là đủ lắm rồi! Làng Giếng Chùa mà cũng phải đói thật lạ! Bởi vậy hôm nay rất có quyền được bù đắp. Phải tự thưởng cho mình. Đã là phận anh phó thường dân thì chỉ có tự thưởng, chứ còn biết đợi ai dọn cỗ hầu mình! Vì thế mới sáng ra cả làng đã rậm rịch, lào xào, ì ớị Rồi tiếng gà, tiếng lợn quang quác, eng éc. Thôi nhé, đã đến giờ hoá kiếp cho chúng mày! Được đi qua con đường cửa khẩu mà lên làm kiếp người, sướng nhé! Đến non trưa thì sự ấm no đã lên đến cực điểm. Tiếng cười nói ầm ầm trong các căn nhà. Mùi xôi mùi thịt nướng bay cứ lừng lên. Đàn ông thì mặt đỏ hơi men. Đàn bà mắt sáng long lanh, miệng cười hi hí! Trẻ con đánh no xong kéo nhau ra sông chia đỉa ba ba, bơi lặn đuổi nhau như một đàn rái cá. Hạnh phúc của người dân bình dị và gần gũi lắm. Vậy cớ làm sao thỉnh thoảng họ mới có một ngày thế nàỷ

Ông Khừu hôm nay thì mấy ai dám bì! Theo đúng kế hoạch, con vàng đang tuổi cơm cớm được đưa lên dàn lửa! Chó non, rơm mới còn thơm nức mùi lúa, đốt lên ngọn lửa cứ đỏ tươi, thui chó sao mà hợp thế! Mùi hương của rơm cứ phảng phất trên làn da chó vàng ếch, có hậu lắm!

Trong lúc thằng Chánh đi gọi vợ chồng cô Cành là con gái ông bà Khừu làm nhà ở cuối xóm về ăn cỗ, thì ông Khừu sang tận nơi mời vợ chồng ông Hàm đến ăn thịt cầỵ Nhưng nhà ông Hàm còn tổ chức giết sâu bọ còn kỹ lưỡng hơn. Ông Hàm bán con lợn ngót một tạ cho anh hàng thịt trên phố, với thoả thuận phải mổ tận nhà để ông lấy lại toàn bộ lòng sỏ và những cơ quan ngành dọc trực thuộc lục phủ ngũ tạng của ngài thủ trưởng hợi béo tới mức hàng ngày thủ trưởng không còn nghĩ ngợi được gì ngoài việc ăn rồi nằm thượt ra mà thở. Lúc ông Khừu tới thì thấy Thủ và hai người khách lạ ngồi chuyện trò to nhỏ ở sa-lông. Ông Hàm với nét mặt quan trọng rỉ tai ông Khừu rằng cái ông tóc đã điểm bạc, mặt beo béo ngồi cạnh Thủ chính là ông Luân bí thư huyện uỷ còn người tre trẻ là phó ban tuyên huấn huyện uỷ, sẽ là trưởng đoàn công tác của huyện về đây tổ chức học tập nghị quyết của trên. Đoàn còn có hai người nữa, chiều nay sẽ xuống nốt. Vì hôm nay Thủ cũng ăn đụng thịt ở đây, nên ông Hàm bảo Thủ mời cả những vị khách quý cùng đến ăn bữa lòng sốt với gia đình.

- Học tập cái gì hả bác? Như hồi cải cách à? - ông Khừu hỏi có vẻ chờn chợn.

Ông Hàm ra vẻ thành thạo:

- Không phải thế, mà chỉ những chân đảng viên mới học thôị Nhưng cũng quần nhau ra trò đấy!

Vợ chồng ông Hàm cứ nài ông Khừu ở lại ăn tiết canh, thịt sống, rồi chiều ông Hàm sẽ sang nếm món rựa mận vốn là sở trường tài ba của ông Khừụ Đôi bên mời nhau rất nhiệt tâm. Đánh nhau chia thóc, mời nhau ăn cơm là thế! Tất nhiên ông Khừu không thể ở được, và đến chiều tối vợ chồng ông Hàm cũng không còn lòng dạ nào mà sang nhà ông anh cọc chèo để thưởng thức món rựa mận tuyệt vời của ông Khừu nữạ

Bởi một sự kiện đã nổ bùng ra giữa làng Giếng Chùa! Bắt đầu là tiếng ầm ầm ở nhà ông Phúc. Những tiếng nói cứ chen nhau, chồng đúp lên nhau, nhộn nhạo rối tung rối mù. Đằng xa xa không tài nào hiểu được người ta cãi cọ nhau, hay người ta vui đùa với nhaụ Nhưng một người đàn bà cao, gầy, giọng rất vang, át hẳn những tiếng líu ríu khác; như quả pháo đùng cột dây pháo chuột; bà ta vỗ đét hai tay vào nhau, chân nhún nhảỵ Rồi không chịu nổi nữa, bà lao ra cổng, đi hùng dũng giữa đường làng, con đường lát bằng gạch vồ Hưng Ký từ xửa xưa còn chắc khừ. Và lúc này tất cả làng đã nghe rõ tiếng the thé như xé vải của người đàn bà kia như đang thông báo điều gì. Đó là:

- Cha tiên nhân tam tứ đường đại đồng nhà nó! Đồ quạ tha ma bắt, đồ ăn gian nối dối, dám đổi trắng thay đen, giám vu oan giá hoạ cho chồng bà! Bà truyền bảo ba hồn chín vía cho hồn mày được biết: quân điêu toa đi ngang về tắt, quen thói giăng hoa chim chuột, không chết treo chết chém thì cũng chết sông chết ngòi, chết đường chết xá, mưa sa gió dập đời mày! Ba vạn chín nghìn con âm binh quen đặt điều dựng chuyện cũng không cứu nổi cái tội mỏng môi hay hớt của m..à ...y!

Cứ thế, choang choác, xối xả, chan tương, đổ mẻ dọc đường làng. Những lời nanh nọc chua ngoa có gai có ngạnh, nhưng lại lên cao xuống thấp, có vần có nhịp hẳn hoị Chửi có bài bản, chửi như hát hay là thế! Và người chửi như đã chuẩn bị từ lâu lắm, bây giờ sự ấm ức giận hờn mới được bùng rạ Thế thì bà phải chửi đơn chửi kép, chửi chùm chửi lợp cho hả. Tay bà vung, miệng bà gào cao vót. Khuôn mặt, gầy, hóp, cứng, người ta gọi là mặt gân, cứ tím tía lên phừng phừng. Đôi chân đi đất cung xoải bước phừng phừng. Bà đang thách thức muốn giao đấu, muốn tuyên chiến quá! Lửa khói trong lòng bà đang bốc ứ lên đây! Ngoài xuất chửi để bảo vệ cho chồng, bà còn đang chửi cho chính mình đây!

Thế bà là ai ghê vậỷ Thì còn ai nữa! Bà là bà Dần, vợ ông Phúc, kẻ tình thù của bà Son!

Lúc này bà Son đang rang xào thức ăn còn lại sau hai bữa trưa và chiềụ Mỡ reo xèo xèo trong chảọ Buổi trưa sau bữa ăn thịnh soạn giữa gia đình với những vị khách quý trên huyện, thì đã đứng bóng. Đang ăn chuối tráng miệng, chợt hai bố con ông Long, tức người em kế sau ông Hàm, từ trên khu gang thép về chơị Ngồi chuyện trò một lúc, rồi bà Son lại vào bếp nấu nướng thết bố con ông Long. Khi Thủ và hai vị khách trên huyện đi gặp Xuân Tươi để bàn việc họp chi bộ buổi chiều, thì hai anh em Hàm - Long lại tiếp tục ngồi vào mâm.

- Cái vụ lôi thôi của bác thế nào rồỉ - Lúc chỉ còn lại hai người, ông Long mới rụt rè hỏị Vì ông Hàm cấm chỉ những người trong nhà không được bép xép những chuyện bê bối với họ hàng ở xa, nên ông Long chỉ nghe hóng qua những người làng lên đấỵ

- Có gì mà lôi thôi! - ông Hàm tợp một hớp rượu nếp cái giọng đến là khủng khỉnh, kẻ cả - Bây giờ thì không phải tôi, mà anh em nhà bác Phúc sẽ lôi thôi to! Lần này thì cứ là hết chỗ ăn nói! Mất Đảng thì còn biết nói vào đâủ Không được họp hành chửi xó bếp ai nghẻ Chửi xó bếp tức là chửi mình! Ngẫm ra chú Thử nhà ta khá? Nó đánh chắc là kín tiếng lắm! Phàm đã làm quan chức thì anh nào cũng đáo để cả! Và nó đã trị nhau thì trị hiểm hơn dân thường nhiềủ Việc vừa rồi mà xong xuôi được là nhờ chú Thủ cả đấy! Trên huyện quý chú ấy lắm. Chú có để ý thấy ông Luân bí thư mà cứ nói chuyện với Thủ nhà mình như bạn bè không? Đời các chú không biết, chứ quan hàng huyện ngày xưa chứ có phải thường đâụ

- Thế thì em cũng mừng. Có chú Thử ở nhà thật yên tâm - ông Long đã gắp miếng cổ hũ đưa lên, nhưng chưa ăn, ngước nhìn.ông Hàm xúc động:

Khi hai anh em xong bữa thì đã quá chiềụ Đào và người đàn bà làm thuê kéo xe đi chở nốt mấy xe lúa cuối cùng. Bố con ông Long đi thăm họ hàng. Bà Son lại dọn dẹp. Còn ông Hàm thì có quyền tự phân công cho mình là đánh một giấc tới bao giờ thì tới!

Giữa lúc ông làm nằm ườn trên chiếc giường gỗ lát chân quỳ, ngáy pho pho thật vui vẻ, thì cuộc họp chi bộ ngoài nhà mẫu giáo đang tưng bừng như lửạ Bước vào cuộc họp, Xuân Tươi làm phần việc của người chủ nhà là giới thiệu khách và thành phần đội công tác của huyện rồi anh nói ý nghĩa, mục đích yêu cầu và từng bước tiến hành việc triển khai nghị quyết 04 ra sao để mọi người thảo luận, sau đó đến phần nội dung sẽ do trưởng đoàn công tác của huyện chủ trì. Nhưng không biết từ đâu, người ta đã thì thầm với nhau là trước khi vào họp là Xuân Tươi dang giữ một lá đơn kiện về một vụ xì-căng-đan rất là tầm cỡ. Lời qua tiếng lại thành công khai, rồi chính ông Tính, chồng bà Lộc, em rể ông Phúc vốn là một quản đốc ở lò cao khu gang thép mới về hưu, nhưng tính khí vẫn nóng nảy như một anh háu ăn, có miếng nào ngon là đả liền! Ông Tính đề nghị Xuân Tươi cho công bố lá đơn để chấm dứt sự bàn tán mà ông nói là sặc mùi doạ nạt của một thời chiến tranh lạnh?

Thế là quên cả mục đích yêu cầu của cuộc họp, quên cả bí thư huyện uỷ và đội công tác của huyện đang ngồi đấy, Xuân Tươi trở về đúng cái nếp tuỳ tiện luộm thuộm và hay bị động của mình như những cuộc họp trước đâỵ Chưa ai kịp ngăn, thì anh đã rút lá đơn làm Xuân Tươi cứ ngứa ngáy không yên! Y như ông Khừu có be rượu trong túi mà lại không được uống thì chịu làm sao! Phải nhắp, mà phải có nhiều bạn hiền cùng thưởng mới vuị Lá đơn xôm trò như thế mà lại bắt đọc một mình thì Xuân Tươi chịu sao nổi! Chưa đọc hết, ông Phúc đã chồm dậy hét tướng lên:

- Bố láo! Vu cáo! Vu khống! Cái đơn này có từ bao giờ? Chữ của aỉ Ai đưa cho anh? Tôi phải xé xác đứa nào! ...

Người ngồi bên phải kéo áo ông Phúc. Nhưng những người thuộc đường dây của chi họ Vũ Đình đã nhao nhao giơ tay, rồi không chờ chủ toạ cho phép, đã nhấp nhô đứng dậỵ Thì những người thuộc phe cánh của chi họ Trịnh Bá cũng không chịu lép trong đấu tranh nghị trường, cũng hoa tay đúng lên. Chỉ có Thủ là vẫn ngồi im, và bên kia là Tùng cũng ngồi thuỗn ra ngơ ngác đến bàng hoàng. Một người im lặng vì hơi bất ngờ trước những phản ứng quyết liệt của đối phương. Cứ tưởng sau tiếng nổ của quả mìn này, đối phương chỉ còn biết thanh minh yếu ớt trước sự chứng kiến của những người được gọi là tai mặt của cả làng Giếng Chùa và anh chỉ cần ngồi im lặng hưởng thành quả. Đó là Thủ. Còn người im lặng thứ hai thì thực sự chưa hay biết tí gì, nhưng đã lờ mờ thấy là có sự chưa hay biết tý gì. Đó là Tùng. Thế lực cả hai bên ầm ĩ đã đến mức không ai chịu aị Xuân Tươi lúc này giống như một cô thống non tay trước một đoàn âm binh đáo để, không còn biết dẹp yên bằng cách nàọ Xuân Tươi bối rối nhìn bí thư huyện uỷ, mồ hôi cứ vã rạ Ông Luân đang ngồi ở hàng ghế đầu lên đựng bật dậy, quay lại nhìn mọi người với bộ mặt vô cùng đau khổ như chính ông bị chơi khăm, như chính ông bị lôi vào đồng loã trong việc đấu đá nàỵ

- Cá đồng chí? Các đồng chí có còn là những đảng viên nữa hay không? Đây có còn là cuộc họp đảng nữa không? Hay là một sới vật của những phe cánh?

Mọi người theo nhau ngồi xuống, nhưng mắt vẫn long lên, bắn những tia sắc nhọn sang nhaụ Và thật là nhanh như tên bay đạn bắn, cuộc họp chưa xong, các đảng viên chưa về đến nhà, nhưng cuộc đấu khẩu vì cái đơn kiện kia đã như một đàn liếu điếu thóc mách bay báo tin khắp các ngõ ngóc rồị Tất cả nội ngoại chi họ Vũ Đình chạy bổ đến nhà ông Phúc, mắt người nào người nấy cứ xếch khéo cả lên, trông rõ hốt! Cả đến Quý, vốn là người ngại sinh sự, mà cũng nhớn nhác chạy đến để xem hư thực thế nào, chứ chả nhẽ ông trưởng tộc của chi họ Vũ Đình lồng lộng như thế lại hoá đổ đốn như vầỷ Chờ mãi ông Phúc vẫn chưa về. Bỗng thoáng thấy bóng Đào Văn Quang, tức Quàng đi lui cui ngoài bờ găng, bà Dần gọi giật vàọ

- Họp tan rồi, nhưng bác Phúc với bác Tính còn ở lại làm việc với cụ Luân và đội công tác của huyện. Cả bác Thủ cũng chưa về. Phen này thi cứ là ra bã!

- Ai ra bã?

Quàng lại chum chúm cái mồm phễu dầu ra điều bí mật: Thì cứ biết là ra bã!

Mọi người kéo Quàng vào nhà bắt kể tỉ mỉ về cái đơn kiện kiạ Vừa nghe thủng câu chuyện, ai cũng tranh nói như cãi nhaụ Đang lào nhàu thì bà Dần, đúng là khí phách của người cầm tinh hổ, như con cọp cái nhảy thách lên, lao ra ngõ và bài độc tấu đầy tính chất cổ truyền, nhưng lâu nay rất ít người dùng, vì bây giờ người ta yêu nhau và ghét nhau đều là tiết kiệm lời lắm! Thời đại mì ăn liền, cần gì là làm luôn thôi! Nhưng mặc! Lúc này bà Dần cứ kế thừa và phát huy bài dân gian đã bị lãng quên với tất cả sự chất chứa và sôi sục của mình:

- Cha đẻ mẹ thằng đàn ông, con đàn bà nào quen bán không lnua chịu, quen vay đầy giả vơi đã đẻ ra đứa con có mồm mà nói điêu, có mắt mà nói mò là màỷ ...

Bà Dần vẫn khăn vuông vắt vai, một tay chống sườn, một tay vung vẩy; cứ mỗi bước đi ngón tay trỏ cong khoằm như mỏ vẹt lại mổ đốp ra phía trước. Bà cứ phăm phăm dọc đường chính mà tiến. Con đường bổ làng ra hai nữạ Nên các ngõ ngách đêu nghe rõ mồn một bài độc ca của bà. Xem ra bà còn trường hơi và trường vốn về loại dân gian cổ truyền này lắm!

Đào vừa kéo xe lúa lệch kệch về tới sân, đã gọi giật giọng tức tối:

- U ơi! U đâu rồỉ Cả làng người ta đang nói dăng dăng là bà Phúc đang chửi u đấy! Sao nhà mình lại ru rú thế nàỷ U đâu rồị

Đào sồn sồn lên. Cô bỏ xe lúa giữa sân, quần ống thấp ống cao, mặt chín lịm, nóng nảy đi thẳng đến buồng bà Son vì thấy cửa mở hé. Đào bỗng đứng khứng lại khi thấy bà Son nằm úp mặt xuống gối, đôi vai cứ rung lên.

- U! Sao u không ra cho cho con mẹ ấy một trận? U không nghe thấy gì à? - Đào vẫn gắt gỏng.

Bà Son không ngửng lên, đôi vai càng rung mạnh và tiếng ngàn ngạt nhòe ướt:

- Biết rồi! Nghe hết rồi! Nhưng làm gì được người ta, vì người ta đúng con ơi!

Mặt Đào đang bừng đỏ bỗng tái đị Chiếc liềm trong tay cô rơi đánh seng xuống nền gạch. Ông Hàm từ ngoài vườn vào, đưa cái nhìn lầm lầm:

- Khóc với lóc gì, đi nấu cho tôi nồi chè. Còn con Đào rửa chân tay rồi đi gọi chú Thủ sang đây có việc. Phải gang họng chúng nó chứ dám láo à!

Đoạn, ông Hàm lại ngồi xuống đi-văng thông điếu bát. Khuôn mặt ông đã ngấm dần hơi men, giờ thêm nỗi bực càng gân guốc cương quyết. Hai mẹ con bà Son lẳng lặng đi làm theo sự phân công của ông lãnh chúạ Cả người đàn bà làm thuê cũng đi lại rón rén, sẽ sàng xếp từng lượm lúa ra sân. Vừa mới lúa sáng trong nhà ngoài sân tưng bừng là thế, mà bây giờ tất cả đã cụp xuống như cái cây xấu hổ có người chạm vàọ

Đào vừa ra tới ngõ thì Thủ đã đến. Rồi Cao ép người trong chiếc quần bò ống côn và chiếc áo phông, trước ngực in hmh một người phóng hon-đa hùng hổ giống hệt Cao ngồi trên chiếc Ba-bét cá ươn của anh.

Nó chưa chịu à? - ông Hàm phà khói thuốc phủ mờ cả mái đầu muối tiêu hỏi giọng khàn khàn.

Hai chú cháu Thủ Cao xoay xoay chén nước trên tay, mặt hơi tẽn tò như người thua vật. Thủ bảo Cao: Xuống gọi bá lên đây, rồi đưa mắt nhắc ông Hàm về người đàn bà làm thuê đang lúi húi xếp lúa ngoài sân. Biết ý, ông Hàm ra cửa nói:

- Chị ra vườn múc nước từ dưới ao lên tưới cây cho tôị Ô doa tôi để ngoài ấy rồị

Người đàn bà ngửng lên rụt rè, nhưng chị thừa biết gia đình không muốn cho chị tò mò vào những chuyện riêng tư của họ. Nói cho mà biết, đây không lạ nhé! Nhưng chị vẫn hỏi lễ phép:

- Thưa ông, hôm nay không tuốt lúa ạ?

- Thôi còn ít để mai tuốt rồi phơi phóng một thề.

Vừa lúc ông Long cũng hớt hải về. Bà Son cầm chiếc khăn ướt vừa lau mặt, vừa se sẽ ngồi xuống như tự đưa mình vào bẫy một lần nữạ

- Có một việc thế này, nói để bá biết trước, không có gì phải lo - Thủ lên tiếng chậm rãi: - Anh em ông Phúc yêu cầu đối chất người viết đơn, tức là bá đấy! Thì cứ đối chất! Bá cứ nói y như hôm trước đã viết.

Bà Son hốt hoảng:

- Thế tôi phải ra chỗ họp của các chú à?

- Bá ra trước khi vào họp. Lúc ấy chỉ có đội công tác của huyện và một vài người ở đâỵ Bá cứ nói cứng là cái đơn do bá tự viết chứ không ai xui, ai ép. Bá nói xong, bá về, còn lại chúng em sẽ lọ

Cao xen vào:

- Theo cháu vẫn nội dung ấy, nhưng bá phải nói sao cho càng cụ thể, càng tỉ mỉ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêụ

Bà Son lau khuôn mặt đỏ như người sốt, tiếng đã như rên:

- Nhưng chuyện không có thì biết nói thế nàỏ Có bé xé ra to làm sao! Hôm trước tôi đã bảo cứ vu cho người ta là không xong đâụ

Ông Hàm nóng nảy cắt ngang:

- Lúc này còn to với bé gì! Các chú ấy đã bảo làm thế nào thì cứ làm thế. Mình những ba người mà chịu à! Còn tôi đây, chưa cần ra tay đâu! Để xem các chú làm thế nào đã! Không xong thì tôi sẽ có cách!

Bà Son càng tái người, giọng tức tưởị

- Hôm trước bắt tôi đi gặp người ta cũng bảo chỉ cần một lần thế thôi, rồi còn lại các chú sẽ lo hết. Việc đã được đến thế, mình đã tai qua nạn khỏi, thế mà lại còn bắt tôi viết đơn viết từ cũng bảo đây là lần cuốị Giờ lại bắt tôi phải đi cãi lý cãi lẽ với người tạ.

Bà Son chưa dứt lời, Đào đã từ trong buồng xấn xồ đi ra, chao chát:

- Đi đâu thì đi, làm gì thì làm, nhưng cứ để người ta réo chửi khắp đâu làng cuối xóm, mà mình cứ im thin thít thì chẳng còn ra gì đâủ

Ông Hàm quay lại hét lên:

- Câm ngay mồm! Đây không phải việc của mày!.

Đào lui vào, vẫn còn lầu bầu: Mai nhà ấy còn chửi mà vẫn không ai dám làm gì thì khắc biết tay tôi!

Ông Long ngồi rin từ nãy đến giờ lúc này mới khẽ kháng lên tiếng, đúng bản tính của người dĩ hòa vi quý:

- Chú Thủ xem có cách nào bớt căng thẳng, bớt phiền đến bá không?

Thủ đã hơi xẵng:

- Bớt căng, bớt phiền thì chỉ có xin đầu hàng! Còn muốn sống cho sống ở làng này thì nó căng một, thì mình phải căng hai! Vì chỉ người có lý mới dám căng, chứ phải nhún, phải nhịn trước mắt mọi người là yếu thế rồi! Thôi không bàn nữa, sáng mai lúc nào chú Cao gọi thì bá đị Không nói được tỉ mỉ thì cứ nói như cái đơn. Sau đó Cao sẽ nói thêm, nghe chưả Cứ theo những điều trong đơn mà phát triển ra! Còn việc vợ ông Phúc vác mồm chửi đổng rồi sẽ xử vào tội đảng viên mà để vợ con gây rối loạn.

Dứt lờị Thủ đứng dậy bước ra sân. Cao cũng nối gót ngaỵ Bà Son đưa cái nhìn nhòe ướt sang ông Long, người hiền lành chân chỉ hơn cả trong số anh chị em ở nhà chồng. Bà kể lể:

- Đấy chú xem, cái thân tôi trăm dâu đổ đầu tằm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa dám hại ai chưa ăn bớt của ai một xu một sang; thế mà giờ ra đường bị người ta chửi là điêu toa, về nhà thì hết chồng đến anh em giày vò xui khiến! Tôi có liên quan gì đến cái việc thù hằn tranh chấp của họ này họ kia, mà làm tình làm tội tôi đến thế!

Ông Hàm lại e hèm:

-Thế bây giờ bà là người của họ nhà nàỏ Nó định bôi gio trát trấu vào họ Trịnh này, dắng lại không liên quan đến bà?

- Ai dám bôi gio trát trấu vào họ Trịnh? Họ chỉ bôi gio trát trấu vào tôi thôi! Vì họ Ngô không có đàn ông đàn ang nên mới khổ thế nàỷ Nhưng đừng có bắt ne bắt nét người ta quá. Bắt tôi phải đối chất đối chát trước bàn dân thiên hạ thì tôi khắc tung hê hết lên! Ra sao thì ra, đến đâu thì đến! Nói dối một lần, chứ nói dối mãi lại không phải tội rụt lưỡi vàọ

Ông Hàm tái mặt, cố gìm giọng nói nho nhỏ; nhưng rõ ràng là ông đã muốn rít lên :

- Bà định phản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét