Thủ khẽ gật đầu, hỏi ngay cái điều anh đang quan tâm:
- Bí thư và chủ tịch đã biết chưả
- Cả hai cụ đang ở dưới Phú Ngọc dự triền khai nghị quyết 04. Nhưng cháu đã gặp chánh văn phòng bạn chú, ông ấy mừng lắm và phục lắm, hứa là hai cụ về sẽ báo cáo ngaỵ Mà có khi tin đã bay xuống Phú Ngọc rồi! Các cơ quan huyện bàn tán ầm lên rồi còn gì! Buồn cười, lúc làm các thủ tục xong, cháu quay lại đã không thấy ông Phúc đâu nữạ Chuồn nhanh thế! Hẳn là ông ấy cú lắm! Nhưng như thế cũng là được, đôi bên cũng có lợi, coi như không có chuyện gì đã xảy rạ
Thủ cười nhạt, hỏi nhỏ:
- Thế anh tưởng sự việc dừng lại ở đấy à?
Thấy Cao ngơ ngác một cách thành thực, Thủ càng hạ giọng, nhưng tiếng nào rõ tiếng ấy:
- Tuần sau ta triển khai nghị quyết 04, đấy là thời cơ để ta dứt diềm trường hợp Vũ Đình Phúc! Chứ làm nửa vời rồi có lúc chết! Nhưng làm thế nào thì phải tính kỹ đã!
Ông Hàm đi ra trong bộ quần áo màu gụ, vải mỏng, may rộng cho mát. Thủ quay lại hỏi:
- Thằng ưởng với thằng Ngạc về nhà luôn à?
Ông Hàm cầm thiếc lông gà thông điếu bát mặt ông gầy hẳn đi, nhưng đôi mắt cá rói cứ chơm chớp, biết là ông chưa hết xúc động:
- Thì để nó về cho các bá ấy mừng.
Con khoang bỗng sủa hộc lên. Bà Son từ nhà bếp chạy rạ Một giọng khề khà từ ngoài sân:
- Dì đấy hả? Nghe nói dượng về, tôi sang mừng đâỵ
Thì ra là ông Khừu anh rể bà Son, một đệ tử của thần ma men. Mới ngoài sáu mươi, nhưng ông đã kheo như cổ xưa như người sống hàng thế kỷ. Cao chạy ra dìu người đàn ông lọng khọng trông như được cấu tạo bằng toàn những gióng những đốt! Ông Khừu thập thỏm bước lên thềm, hấp háy cặp mắt nhìn nào giọng vẫn ề à:
- Chú cứ mặc tôi, trông thế chứ tôi còn trường sức chán! Tôi đã nhẩm tính có dễ đến hơn ba tấn rượu đã đi qua người tôi chứ ít ỏi gì! Lộc trời đấy chú ạ! Không phí đâu! A ông Thủ đây rồi, hay quá! Từ tối đến giờ tôi nghe làng bàn tán là ông đã xoay xoả dẹp yên được cái vụ này thật là giỏị Tôi phục quá. Ông đúng là người tề gia trị quốc tài nhất cái xã này!
Thủ khẽ cau mà nhưng miệng vẫn cười hỏi ông thần rượu những câu tầm phào cho vuị Vừa lúc Đào lễ mễ bưng chiếc mâm đông lên đặt vào chiếc giường chân quỳ. Thịt gà luộc chặt to, cá trắm cỏ rán vàng, nem cuốn, dứa xào lòng gà, đĩa nào cũng to xếp có ngọn. Ông Hàm bê cả cái hũ da lươn đặt lên giường. Thủ quay ra gọi to:
- Bá lên trên nàỵ
Bà Son mặc chiếc áo trắng cộc tay thấm đẫm mồ hôi, tất tả chạy lên, vồn vã:
- Thôi tôi ngồi dưới này, đâu cũng thế. Mời bác, chú với anh Cao xơi rượu với bố cháụ Vừa nói, bà Son vừa km đáo nhìn Thủ để đo chừng thái độ của ông em chồng thế nàọ Nhưng bà chỉ đọc được sự tảng lờ trên gương mặt trái xoan rất thanh, rất nhẹ, vậy mà từ đêm qua đến giờ bà luôn nơm nớp lo sợ gương mặt ấỵ
Giữa lúc ở đầy mọi người đang nâng chén vại rượu tăm đục lờ đờ gắp vào bát cho nhau những miếng thịt gà vàng ênh, trong nhà ngoài sân đèn sáng rời rợị Cả đến con khoang hôm nay cũng đi với chú mèo mướp tham lam đang ngàu ngàu trong xó nhà. Đúng là khi chủ nhân vững thế thì cái khí cái thân từ con vật nuôi trong nhà cho lới đầu hè xó bếp cũng có sắc diện, mất tiêu sự lạnh lẽo, yếm thế.
Sự lạnh lẽo hôm nay đã sà đôi cánh xuống nhà ông Phúc. Ông vừa về, đi lặng lẽ lúi súi như bộ dạng một anh mất củạ Cả nhà chờ mãi, vừa ăn cơm xong. Hỏi, ông đáp nhát gừng ăn rồị Rồi đi rửa chân, lên giường nằm ngaỵ Bà Dần vợ ông định nói là lúc chập tối chú Tính, chú Hảo tức là hai ông em rể chồng bà Lộc bà Tài sồn sồn đến tìm ông. Nhưng thấy ông củ rủ quá, nên bà thôị Bà Dần sực nhớ là ngay từ đêm qua, lúc ông đi họp về đã có cái gì bồn chồn lắm, cứ lục sục hết nằm lại dậy uống nước, hút thuốc như người có bệnh mất ngủ rồi sáng hôm nay ở nhà tuốt lúc ống ấy cũng bần thần thế nào ấỵ Cho đến chiều tối nay người ta bàn ầm lên là ông Phúc bị hớ rồi! Bị mắc quả lừa rồi! Bà túm lấy hỏi, thì người ta trợn mặt lên : Bà về mà khảo ông ấy! Đúng là người ta có lý, là chủ nhaan bắt được trộm giờ bỗng dưng lại đi xin tha cho thằng kẻ trộm. Thế có phái là người dở hơi không? Có phải bị ăn quả đắng không? Hay ông ấy đã nhận cây nhận chỉ của nhà ông Hàm nên mới giải hòa thế. Bà Dân đang muốn hỏi ông cho rõ ngọn ngành đâỵ Trông thất thần thế kia thì làm gì có cây với chỉ. Có mà chỉ rối! Bà Dân giục thằng Cân đi học bài, rồi bà đổ gạo vào cối giã. Mấy hôm nay cái máy xát nhà ông Quản Ngư bị hỏng, nên cả làng lại phải xay tay, giã chân như thời xửa xưạ Bà Dân nhún từng nhịp cối, óc cũng như để đâu đâụ Cái chầy cứ nhẩn nha nện từng nhát thịch ... thịch ... nghe buồn rã rời như là cái cối cũng đang ngủ gà ngủ gật!
Khi khi bà Son đã làm xong hết mọi việc trong ngày từ dọn dẹp ngoài sân, cất con dao cái thớt: rồi soi đèn nhìn lại cửa chuồng gà xem chị em Đào đã đóng chưạ Lúc ấy trên nhà, anh em bác cháu Ông Hàm mới bắt đầu pha tuần trà thứ nhất. Sau cùng, bà Son xách siêu nước lên đổ thêm vào phích, rồi vẫn lặng lẽ bà câm chiếc đền con đi vào buồng.
Cái Hoa chưa kịp dắt màn, đã nằm dang cả hai tay ra ngủ thiêm thiếp. Thật tội con bé mấy hôm nay nó cũng ăn ngủ thất thường, mặt mũi cứ thờ thẫn như người thiếu hồn thiếu víạ Chỉ từ tối đến giờ nghĩa là từ lúc ông Hàm về, nó mới bừng sắc lên. Bây giờ ngủ lăn như một sự đền bù. Bà Son buông màn, nhè nhẹ sửa hai tay con bé cho thẳng thớm, rồi bà nằm xuống bên cạnh, trút ra một hơi thở dàị Nhà năm gian, ngăn hai đầu hai uồng. Đây là nơi ngủ của bà với cái Hoạ Ba gian giữa là bộ mặt chính của gia chủ gồm có bàn thờ tủ buýp- phê, sa -lông và chiếc giường chân quỳ bóng sẫm toàn lát chun, đây là nơi nghỉ của ông Hàm- Gian buồng đầu bên kia đùng cất thóc lúa, dựng xe đạp và kê một chiếc giường nhỏ đấy là chỗ ngủ của Đàọ Tối nay Đào sang ngủ với Minh tồ vì bố mẹ Minh về tận Chã ăn giỗ mai mới lên. Mọi hôm người đàn bà làm thuê cũng nghỉ trên này để mẹ con bà Son thêm bóng thêm víạ Từ lúc ông Hàm về, chiếc chõng tre đã được xuống nhà ngang để người khác hộ tịch ngủ dưới đó. Xem ra bà Son và cả cô chủ nhỏ sắc sảo là Đào đều hài lòng với người đàn bà vô gia cư nàỵ Chị ta làm rất khỏe, ăn rất khỏẹ Cơn gạo chiêm mà mỗi bữa cứ đánh bay sáu bát, nhưng được cái trả công thế nào cũng được. Nhà còn nhiều việc nên bà Son bảo chị cứ yên tâm ở đâỵ Bà Son tắt đèn, nằm lắng nghe chuyện của mấy người đàn ông ngoài nhà. Bình thường như mọi hôm, bà cũng ngồi uống nước góp chuyện phiếm, nhiều lúc còn nói át cả ông Hàm. Nhưng hôm nay thì bà không thể ngồi vào đấy được. Bốn người ngồi kia có đến hai đã rình nghe hết những chuyện đêm qua của bà. Bà đang như con cá bơi giữa một chùm lưỡi câu cứ dăng lơ lửng quanh mình. Bà về đi, rồi anh em tôi sẽ nói chuyện với bà Từ đêm qua đến giờ tiếng nói sắc lạnh ấy cứ luôn văng vẳng bên tai bà. Lúc đó bà đã chạy gần về nhà, vừa chạy vừa khóc với nỗi tủi hờn uất ức. Cả đêm cứ giở thức giở ngủ người người mệt như vắt sức đị Sáng dậy bà vẫn đi làm như thường, trưa vẫn đi đưa cơm cho bác cháu ông ăn như thường, nhưng bụng thì thắc thỏm như có ai sắp túm lấy áo mình. Buổi chiều nghe người ta bàn tán về cuộc họp tay ba tay tư ở trên xã, bà đã bỏ dở buổi gặt về nhà bụng dạ bồn chồn ngong ngóng chờ. Đến khi trông thấy Cao đèo ông Hàm về, bà lao bổ ra, vừa cười vừa khóc:
- Kìa thày nó! Anh Cao đi giúp bá đấy ư? Hoa ơi, thày về!..
- Thôi mẹ nó im đi, tôi về đây rồi! - ông Hàm nhìn bà nói nói trầm trầm. Đó là câu nói yêu thương nhất đời của ông.
Đào cũng bỏ gặt về. Mấy mẹ con cứ quýnh lên. Nhưng tất cả đều ngai nói ngại cườị Lặng lẽ đi chuẩn bị bữa tốị Bà thở ra âm thâm. Thế là ông ấy đã về. Đã tai qua nạn khỏị Liệu có chuyện gì nữa không? Người ta vẫn bảo Thủ là đa mưu lắm, làm cái gì là làm đế cùng, có thật không? Thì đã cầu được ước thấy rồi còn mưu với mẹo để làm gì nữả
Bà Son lắng nghẹ Ông anh rể có rượu vào đang nói ầm ầm. Nhưng bây giờ là rượu nói chứ không phải ông Khừu nói, mười câu chẳng được một tiếng cứ chuột đi như người rụt lưỡị Bà Son mới một nhắm mắt, thấy như có một làn sương tê mê toả xuống người mình. Bà thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn.
Lúc ấy bên ngoài đã tàn đến ấm trà thứ bạ Cao ngáp dài đứng lên. Ông Khừu củng đứng lên. Cao lại phải hộ tống ông tần ma men chân nam đá chân xiêu về nhà. Bây giờ chỉ còn hai anh em ông hàm cùng ngồi duỗi chân, tựa lưng vào thành giường. Vừa ngh Thủ kể sự tình - Thủ thấy cần phải cho ông Hàm biết, bởi còn nhiều việc phải làm tiếp nữa, chứ chưa dừng ở đây, nhưng ông Hàm đã hỏi với giọng hỏi lại:
- Thế chú và thằng Cao có theo sát ngay từ lúc nó gặp nhau không? Chắc chắn là chưa có chuyện gì không?
Thủ vẫn mềm mỏng, vai trò cố vấn, vai trò chỉ huy lúc này là anh chứ không phải là ông Hàm nữa :
- Bác cứ bình tĩnh không được sồn sồn lên. Nào đã có chuyện gì. Khi thấy bà ấy khóc lóc, vừa kể lể, mà lão ta vẫn trơ ra, chỉ lo lão nghe nghe hết chuyện mình rồi đánh bài chuồn thì thật sôi hỏng bỏng không, vì thế em với thằng cao mới nhảy rạ Phải lập được cái biên bản thì mới xoay được theo ý mình. Chứ bác tưởng xỏ mũi hắn dễ lắm đấỵ Thế là đã xong bước một. Bây giờ phải tiếp tục tận dụng triệt để thế mạnh ta đang có. Cánh bên ấy thêm mấy đảng viên mới về, rồi ông Chỉnh, ông Kính cùng bộ đội dễ vào hùa với nhau nên họ đã mạnh rồi đấỵ Chỉ đến khoá tới này anh chàng Tươi mất chức bí thư với họ. Thế thì ta phải nhằm ngay vào cái gốc chính mà nhổ! Không có anh đầu trò thì rồi sẽ lộn tùng phèo, mỗi người một phách.
Thủ vẫn đang say sưa với phương án phải bẻ gẫy cây cột cái nhưng ông Hàm đã như không nghe thấy gì hết. Máu ông đã nóng lên rồi! Ông cắt ngang lời Thủ, tròng mắt đã tối lại:
- Thế nhà tôi nó khóc lóc kể lể những gì? Nói xấu tôi những gì? Trong lúc cả làng đói vàng mắt, cháo không có mà húp, thì ở đây ăn vẫn ba bữa no lòi kèn ra, thế thì còn đòi gì nữả.
Thủ nhìn bàn tay ông anh với những ngón to ngắn, đầu tù thô nháp cứ rung rung khi cầm chén nước. Thủ biết ông ấy đã nóng mắt lắm, nên anh càng dẽ dàng
- Bác cứ bình tĩnh, em kể cho bác biết là để phải cùng lo việc lớn trước đã, chứ việc nhà như cái trong nơm, làm gì phải vội!
Thủ chưa dứt lờị Ông Hàm đă đập tay xuống chiếụ Thoắt cái, ông lại ngồi vào đúng cái chiếu trưởng họ của mình:
- Chú không phải dạy khôn tôi! Đến lão Khừu say đái ra quần mà còn biết có yên gia mới bình được quốc, nữa là người khôn, người tỉnh! Những việc chú thấy cần làm thì cứ dấn lên, càng nhanh càng tốt! Còn việc trong nhà thi tôi phải lo!.
Hli anh em cùng lắng đi, không ai nói một câụ Lúc sau Thủ đứng đậy hạ giọng rất trầm. dặn dò ông Hàm:
- Bác đừng làm ầm lên hỏng việc, lúc này đang rất cần đến bác đấy!
Rồi Thủ ra về. Anh em nhà này vốn không quen chào mời đưa tiễn nhaụ Ông Hàm cứ ngồi lầm rầm rên giường. Niềm vui được thoát nạn trong ông đã nhẹ vợi hẳn đị Lúc chiều khi thằng ưởng, thằng Ngạc hỏi: Cao chỉ nói: Tất cả là nhờ chú Thủ. Ông Hàm đã tưởng vì quen thân bí thư và chủ tịch huyện, nên Thủ đã xin được, nào ngờ. Đành rằng lập được cái mẹo này cũng là đáo để, nhưng ông vẫn như bị mất một cái gì. Ông chợt nhớ hồi năm ngoái sang bên sông ăn cỗ, tình cờ ông đã gặp một anh biết xem tử vi cùng ngồi chung một chiếu rượụ Mặt mũi hắn còn non choẹt nhưng sau một lúc tính toán, hắn đã phán câu này nghe ghê cả người: Tuổi ngựa của bác là sáng trí lắm. Tuổi này thuộc cung ly, tính nóng, sách đã có câu cung ly chính hướng nam phương, ai mà cung ấy tính người nóng thaỵ Bác rất hoa taỵ Thích tự làm lấy mọi việc bằng chính đôi tay của mình. Người cung này trông khô, nhưng lại đam mê. Có thể vứt bỏ tất cả vì tình! Thờ ơ với mọi lời khuyên can! Nhưng chính vì thế mà dễ bị lừa vì tình, vì mù quáng quá!.
Có phải ta đã mù thật? Đã bị lừa thêm một lần nữa thật? Ông Hàm nóng nảy thục chân xuống nền nhà, tập tễnh đi đến cửa buồng, kéo tấm màn gió, gọi trống không vào khoảng tối mông lung:
- Ngủ rồi à?.. Hả?
Bà Son cựa mình như là vừa thức vì tiếng gọi, nhưng tiếng bà trả lời lại rất tỉnh:
- Ông gọi gì?
- Ra đây đã!
Thế là đã đến lúc! Bà Son biết ông chồng đã gọi to như vậy tức không phải để làm cái việc ấỵ Theo lệ ngầm giữa hai người từ rất lâu rồi, từ ngày con cái đã khôn lớn, vợ chồng bà không ngủ chung giường. Nhưng hễ đang ngủ, bà Son bỗng thấy có bàn tay rờ rờ lần tìm, rồi hai đầu ngón tay thô tháp bấu vào cổ chân mình, lay lay, thế là bà biết cái bóng người lờ mờ đang lẹt sét đi ra giường ngoài kia là ai, và đang cần gì ở bà. Bà se sẽ ngồi dậy, cố không để cái Hoa thức giấc. Bà rút chiếc khăn tắm, và trên người chỉ mặc phong phanh, hai chân bước thật nhẹ đi rạ Rồi khi bà vừa ngả người xuống chiếc giường chân quỳ thoang thoảng mùi rượu và mùi thuốc lào, ông Hàm đã hăm hở mà vẫn lặng lẽ không một lời mơn trớn; tấm thân to ngang, rắn chắc của ông đã trườn phủ lên bà.
Nghe nói những người có khuyết tật từ bẩm sinh, hoặc thọt chân, khoèo tay, hay cận thị, thì bà mụ nặn sẽ đền bù sang cơ quan sinh tồn, họ trở nên mạnh mẽ khác thường. Ông Hàm đúng là người như vậỵ Ông tuổi ngựa, chỉ còn hai niên nữa là ông đã lục tuần, nhưng chưa bao giờ Trịnh Bá Hàm chịu bất lực khi làm chức năng của người đàn ông. Hình như cái thân, cái cốt đầy cường tráng của nòi nhà mã mà ông cầm tinh đã thấm sâu vào từng mao mạch cua ông. Dẻo daị Ông Hàm lúc nào cũng dẻo daị Những lúc ấy, bà Son cũng không nói không rằng không chểnh mảng và cũng không chờm hợp, bà làm bổn phận của mình, mặc dù bà đang ở giai đoạn cuối của tuổi hồi xuân thời điểm của ánh hồi quang cuối cùng lóe lên trước khi mặt trời tắt lịm. Vâng ánh sáng của tuổi mãn khai dường đánh thức những tế bào và sự khát khao bừng nở một lần :Dt trong mỗi người đàn bà, họ bỗng trở nên nồng đượm đến cuồng nhiệt, hơn cả tuổi dậy thì rất nhiềụ Nhưng với bà Son, trước sự bào trơn đóng bén của ông phó mộc, bà chỉ lẳng lặng làm tròn nghĩa vụ của mình. Rồi cả hai cùng thở dốc. Các khớp xương như lỏng ra, đầu óc trống rỗng bợt bạt. Trong lúc ông Hàm lim dim nằm thở ầm ề như vừa xong một công đoạn, thì bà Son mở cặp mắt thẫn thờ không nhìn ra, mà soi ngược trở vào, thấy rõ một cái gì cứ cạn dần, lịm tắt dân trong người mình.
- Đêm hôm qua bà nói xấu tôi những gì? - ông Hàm ngồi xếp bằng trên giường, hỏi độp một câu như vậy khi bà Son vừa từ trong buồng đi chân đất bước rạ
Chiếc đèn to treo ở cửa lúc nãy đã tắt. Cửa đã đóng. Giờ chỉ còn chiếc đèn con đặt cánh chiếc lư đồng trên bàn thờ, khiến ba gian nhà chỗ mờ chỗ tỏ. Ông Hàm ngồi nghiêng bên ánh đèn, khiến một nửa người và gương mặt gân guốc của ông cũng chỗ tối chỗ sáng. Bà Son lặng thinh như chưa nghe thủng,bà cuốn vội mái tóc còn rất dài, rất dày, chỉ ban ngày mới nhìn thấy loáng thoáng những sợi bạc, còn bây giờ văn đen mun. ánh đèn chiếu sáng một bên gáy còn đầy đặn, khuôn cổ vẫn tròn chắc, bà sẽ sàng ngồi xuống đi-văng, hai tay đặt trên gối, mặt lặng tờ như một con chiên chờ cha phán bảọ Và ông cha cứ ngồi gườm gườm trên giường, cha biết rất rõ mình chỉ làm chủ được phần xác, còn bất lực trước phân hồn. Cha luôn luôn không hiểu được những buồn vui nóng lạnh trong con tim. trong khối óc của đấng chiên tinh rất nhũn nhặn ngay trong vòng tay mình đâỵ
- Tôi hỏi bà đã nói xấu tôi những gì? Ba nghe rõ chưả - ông Hàm nhắc lại tiếng đã đanh lắm ...
Bà Son nói đều đều trong khi toàn thân vẫn ngồi yên như bất động. Bà không khóc, không kêu xin oán trách. Chỉ những lúc người ta mất hết niềm tin vào những lời khuyên bảo, hứa hẹn, thì mới có dáng điệu và âm sắc vô hồn thế này:
- Chú Thủ bảo tôi, thúc tôi đi gặp người ta, chứ tôi không tự ý.
Ông Hàm đập đánh rầm xuống chiếu, khiến mấy cái chén ngã lăn trong khay, xô vào nhau lanh canh:
- Ai chả biết chú Thủ bảo đi gặp. Nhưng đi gặp là để nói công nói việc chứ không phải đi gặp để khóc lóc, quị lụy, để bêu riếu chồng, bêu riếu họ hàng. Họ nhà này không thèm quỳ gối trước thằng nào nghe không? Từ ngày về đây bà phải khổ sở những gì? Thiếu thốn những gì? Cả đến chị gái anh rể của bà lúc túng, lúc thiếu cũng chạy đến đây!
Cái Hoa bỗng kêu thét trong buồng:
- U ơi! U đâu rồỉ
Rồi nó lồm cồm bò dậy, đầu tóc bù xù chạy lao ra ngoài nhà. Ông Hàm đang há miệng định nói nữa thì, bỗng đứt nửa chừng. Bà Son vụt đứng dậy chạy lại như con gà mái dang cánh che chở cho đứa con bé bỏng. Hai mẹ con ôm nhau đứng giữa nhà. Bà Son quay lại, lúc này nước mắt mới tuôn ra lã chã:
- Thôi vì con cái tôi xin ông! Ông đừng để chúng nó phải nghe, phải biết những chuyện chẳng hay hớm gì! Còn số thóc vợ chồng bác Khừu vay, đến lượt chợ sau phơi phóng xong, bác ấy sẽ giả. Chẳng ai ăn không được của aị Còn cái việc tôi phải đi gặp người ta, đi xin người ta cũng là vì con, vì chồng, chứ riêng thân tôi việc gì tôi phải xin xỏ cầu cạnh aị Đã xui tôi làm, giờ lại còn bắt tội tôỉ
Rồi hai mẹ con dìu nhau, hay chính cái Hoa là điểm tựa dìu bà, bước loạng choạng vào buồng. Ông Hàm ngồi đờ dânn. Được chứng kiến việc này, không phải chỉ có con bé Hoa út ít, mà còn một người nữa, mặc dù chỉ nhìn qua khe hở nhưng cũng thấy được thấp thoáng, và đặc biệt là được nghe rõ từ đầu tới cuốị Đó là người đàn bà làm thuê ngủ dưới nhà ngang. Chị đã dậy ngay từ lúc nghe tiếng òm òm trên nhà.
Nhưng rồi còn việc này nữa, cũng ngay trong trong đêm thì chỉ có hai người chứng kiến ấy là một hồi lau sau, có dễ đêm đã nghiêng về sáng, bà Son đang lơ mơ chập chờn, thi bỗng thấy có người kéo chân mình! Rồi lay laỷ Bà Son rùng mình tỉnh hẳn. Những ngón ta chuối mắn hình như ươn ướt mồ hôi, lại nắm vào cổ chân bà giật giật. Rồi biết chắc bà đã tỉnh, cái người lay chân lại mới lệt sệt lê dép đị Bà Son thở ra thật to, đưa tay lên xoa mặt. Hai hàng mi thấm ướt nước mắt trong giấc ngủ nặng nề kết dính vào nhau, khiến mặt mũi cứ lưỡng vướng như chăng một tấm mạng nhện, đến mở không được. Bà Son vừa dụi, vừa thở dàị Cài gì? Muốn an ủi con người mà duyên phận đã buộc chặt đời mình, bị đau khổ dằn hắt mấy hôm naỷ Hay là vì phận sự? Bà lại se sẽ ngồi dậy, lần vẫn bước ra trong khoảng không tối mờ tắt hết đèn đóm. Rồi vẫn những gì đã quen, đã cũ kỹ đến ghê sợ. Mùi rượu, mùi hành sống, mùi thuốc lào và những động tác rất ít, rất tiết kiệm nhưng dứt khoát, như cưa như đục từ những ngón tay tay đổ mồ hôi trộm, và vẫn không một lời như thế cả hai cùng mắc bệnh câm. Ông Hàm chỉ ậm è trọng cổ họng, rồi ập cả sức nặng của mình trùm kín từ chân đến đầu tấm thân nóng hôi hổi, phập phồng phía dướị Hai bàn chân ông, ngón cái và ngón chỏ quặp lấy hai ngón chân cái của bà, chắc như ông vẫn bắt vít! Những đợt sóng từ trên cao dội xuống, dội xuống.
Bà Son nằm đờ ra chịu trận, lặng lẽ khóc!
Non trưa, một chiếc u- oát còn mới rượi chạy chầm chậm với dâng điệu rất thư thái từ xã Phú Ngọc sang. Chạy theo con đường sống trâu từ xóm Mới sang xóm Trại, chiếc xe cứ bập bềnh như bơi giữa biển lúa đang chín. Xe không chạy thẳng lên xã, mà rẽ quặt sang khu đồi bạch đàn; rồi anh lái đánh một đường lượn rất điệu đàng như con gà trống xệ cánh quay vòng quanh con máị Chiếc xe gáy lên một hồ còi, rồi đỗ sát vào vách tường nhà chủ tịch Trần Văn Sửụ
Những người làm đồng dưới này vừa gặt ràn roạt, vừa thách nhau:
- Đố biết xe ông Luân hay ông Đạỏ
- Đố biết bao giờ xe đi mới tài! Trên đời em chẳng sợ ai chỉ sợ u-oát đỗ dai cả ngày! Đỗ dai thì nhậu lai rai! ...
Tiếng cười hì há bay lên trên những thảm lúa đang đố lả tả dưới lưỡi háị Lúc này ở nhà chủ tịch Trần Văn Sửu tiếng cười nói của chủ và khách càng ròn rôm rộp như bánh đa nướng. Vì có tay trong là chánh văn phòng huyện ủy, bạn đồng niên của Thủ đã báo trước, rằng sáng nay bí thư sẽ làm việc tiếp với Phú Ngọc chừng một tiếng đồng hồ, rồi sau đó chánh văn phòng sẽ tháp tùng bí thư sang đây, vừa là để bàn lột số việc trước mắt, vừa là chúc mừng tài thao lược của Thủ đã dẹp được vụ xì-căng-đan êm như rụ Thủ đã cho người báo lại là xe cứ đánh thẳng đến nhà Sửu, vì vừa tiện đường và tiện một số việc khác nữạ
Mấy người trong thường vụ đã ngồi chờ từ buổị Vừa nghe tiếng xe ì ì từ dưới dốc, cả Thủ, Sửu và Lương Văn Bí tức Lưu Bị đã chạy ra tận ngõ. Bí thư Luân và chánh văn phòng vừa bước ra khỏi xe, là đôi bên đã tay bắt mặt mừng vui vẻ và thanh thản cứ như tất cả không còn gì phải bận bịu, giờ chỉ còn độc một việc là nâng cốc chúc mừng nhaụ Thì ra làm quan chức khi không phải giải quyết những việc rắc rối có sướng thật! Bí thư Luân hơn cánh Thủ, Sửu dăm tuổi, tốt tính nhưng nhát, lắc mạnh tay Thủ, nói to:
- Khá lắm! Thế là ông đã cứu được một bàn thua trông hấy! Không những ông thua, mà cả chúng tôi cũng sẽ bị trách là giao giày nhầm vào chân cầu thủ!
Chánh văn phòng nói xen vào:
- Suốt một giờ sáng nay bên Phú Ngọc, bí thư chỉ nói mỗi việc của các ông bên này là do các đảng viên biết nêu cao trách nhiệm, nên đã thu xếp được yên ổn những việc đáng nhẽ phải nhờ đến pháp luật can thiệp. Đây không chỉ là chuyện cá nhân, gia đình, mà là bài học chung biết lấy dân làm gốc của người lãnh đạo! Chả là bên Phú Ngọc cũng đang có một vài vụ lình sình giữa đảng viên với quần chúng không giải quyết được; vì sư bảo sư tốt, vãi bảo vãi haỵ Hễ cứ ngồi với nhau là ầm ầm như mổ bò.
Bí thư Luân đi vào sân chào bà chủ, tức vợ Sửu đang cà rơm trên đống thóc cao ngồn ngộn mới tuốt:
- Được mùa phấn khởi chứ bà chủ? Hôm nay cho tôi ăn cơm hay ăn cháo đâỷ
Vợ Sửu còn trẻ, mắt sắc dao cau, đon đả:
- Gớm rõ nâu mới nại thấy bác về chơi! Có đống thóc thế này nà nhờ ơn Đảng, ơn chính phủ, ơn các bác trên huyện! Bác cứ ở chơi với nàng xóm chúng em dăm bữa!
Luân cười ồm ồm:
- Thứ nhất nghe bà chủ nói, tôi nhớ quê Hải Hưng ta quá! Thứ hai là lâu lắm mới lại nghe thấy dân nói ơn, nói huệ như thế! Giá tháng trước mà nghe ai nói như vậy thì đã nghĩ là họ nói mỉa!
Đi lùi lại phía sau, chánh van phòng quay sang Thủ tiết lộ:
Thôi thế là đại hội ắp tới, cái chân huyện ủy của ông chắc như bỏ túi rồị
- Ông Đức bên Phú Ngọc có giữ được nữa không? - Thủ vừa hỏi, vừa đi gần lại Sửu, cốt để cho Sửu cùng nghẹ
- Bị phơi áo rồi! Đến cái chân bí thư đảng ủy cũng còn khó nhằn. Ông ấy xử trí mấy pha dở quá. Trên huyện nói vui là bịíthư Phú Ngọc đang xoay trần ra múa quyền với từng đàn bướm xinh xinh, tung tăng bướm bay lượn! Tức là chống chọi với đơn kiện đấy! Đúng là nhiều như bướm! ông Đức phải bàn giao cái ghế huyện ủy viên ở cơ sở cho ông thôi!
Sửu nói thầm vào:
- Bí thư của chúng tôi đáng nhẽ phải vào huyện ủy từ khóa trước rồi ấy chứ!
Chánh văn phòng vẫn cười vui như tết:
- Thì chờ đến khóa này càng có bề dày thành tích chứ sao! Ngay nội bộ của các ông bên này cũng đáng để nơi khác học tập. Đến đây thấy không khí vui vẻ ấm cúng lắm! Chứ bên Phú Ngọc xuống làm việc phải giữ kẽ lắm, vào nhà ông này chơi, là ông kia nhòm ngó xem ăn uống cái gì? Bàn luận chuyện gì?
Tất cả cùng cười rất tươị Cả Thủ và Sửu cũng đều mãn nguyện. Sáng nay Thủ đến trước cả Lương văn Bí, cùng ngồi ăn khoai chấn muối vừng với vợ chồng Sửụ Thủ lại nói cười vui vẻ như không, cả đến Sửu cũng không thấy có chút gượng gạọ Ông ấy còn để tâm đến một vài việc lặt vặt của mình không nhỉ? Sửu thầm nói, và càng thấy Thủ đang ngồi trước mặt mình mà cứ thăm thẳm không sao dò biết được!
Khi cả khách và chủ vừa ngồi ào bộ sa-lông giữa nhà, chưa bàn công việc, còn đang sịt soạt những chén trà nước chỉ xanh lờ lờ mà đặc đến nghít họng, thì đã thấy ông bố Vòi đeo cái tay nải đi lúi cúi từ cổng nách vào trong bếp. Vợ Sửu đã bỏ trang và cào ở sân, đang cùng chú lái xe dốc ngược chân gà mái ghẹ béo nung núc. Vợ Sửu liếc con dao phay xe xé vào trôn bát, rồi nắn nắn tìm tia tiết. Sống cắt tai, mái cắt cổ? Vợ Sửu chỉ nói là ngọng thôi, chứ tay chân chuẩn lắ,. Lâu nay các cuộc uống không tổ chức ở trên nhà ủy ban nữa, mà được sơ tán về các gia đình. Thảo nào tháng trước còn mồ ma lão Quềnh, lão cứ hong hóng chờ mà không thấy cuộc đánh chén nàọ Nghỉ nhé! Địa điểm những cuộc ăn cũng không cố định, mà luôn luôn di chuyển. Nay ăn ở nhà chủ tịch, thì mai ở nhà phó bí thư, bữa khác lại sang nhà trưởng ban văn hóa xã. Người phục vụ là vợ con chủ nhà và bõ Vòị Nếu khách ở xa về làm Việc trên văn phòng, thì đến bữa sẽ có một người đến nói nhũn nhặn: Mời đồng chí về nhà tôi nghỉ tạm, có gì ta ăn nấỷ thông cảm với hoàn cảnh nông thôn. Tới nơi khách vừa chào bà chủ mặt đỏ tía lia ở trong bếp đi ra, thì như có phép lạ, đã thấy đông đủ tất cả bộ sậu ở xã. Người đi cổng chính, người vào cổng sau, người đột nhập cổng nách; cùng một lúc hiện ra không thiếu một ai, cứ như lệnh nhà binh! Các mâm từ dưới bếp đã bày chờ săn. Bưng lên! Bưng lên! Bưng lên! Tíu tíu vui quá thể! Chủ nhà xoa xoa tay, rằng đây chi là bữa cơm gia đình, tiện thể có đồng chí về công tác, nên kéo cả thấy anh em hàng ngày cùng làm việc với nhau đến cho vui, vì chỉ thêm đũa thêm bát, chứ không nhiêu khê gì. Khách chỉ còn biết đỏ tai cám ơn, chứ ai dám hỏi bữa cơm dưa muối này tốn kém bao nhiêụ Tất cả những cuộc đãi đằng ấy Thủ đều có mặt, nhưng không bao giờ Thủ cho đưa về nhà mình. Anh lấy cớ vì nhà mình ở xa, đường nhỏ khó đi, bắt anh em húp một bát cháo lội ba quãng đồng không tiện. Mấy người đã rỉ tai nhau Thủ giữ miếng như thế là khôn, nhưng không ai dám nói ra miệng.
Vậy là các anh đã thấy đú điều kiện để tiến hành làm anh 04 rồi chứ? Huyện không ép đâu nhé. Vì có thể tháng sau triển khai được - Luân vừa gấp sổ cho vào cặp, vừa hỏi Thủ, Sửu và Lưu Bị với giọng sởi lởi dễ dãị Luân đang rất vuị
Thủ trà lời dứt khoát:
- Đằng nào cũng làm thì chúng tôi làm luôn. Tháng sau mấy nơi cùng triển khai thì cập rập cho huyện trong việc chỉ đạọ Tuần tới anh cố gắng xuống với chúng tôi nhé.
- Xuống chứ, xuống những nơi có nhiều chuyện vui thì người chỉ thêm khỏe ra thôi! - Rồi Luân nhìn cả bộ tham mưu của xã, vẫn cười rất hài lòng:
- Này như vậy là Vũ Đình Phúc rất đáng hoan nghênh chứ? Ông ấy đã vì tình nghĩa làng xóm, vì tình đồng chí mà bỏ qua những xích mích cá nhân. Phải kịp thời biểu dương các ông ạ! Nếu bây giờ ông ấy vẫn được bà con tín nhiệm như ngày bầu hội đồng nhân dân, thì nên cân nhắc để xếp ông ấy ở một vị trí xứng đáng nào đó!
Cả Sửu và Lưu Bị chợt nhìn lảng đi nơi khác, rồi cùng quay sang Thủ như chờ ý kiến quyết định. Thủ vẫn giữ nụ cười thường trực trên môi:
- Vâng! Vâng! Chúng tôi sẽ nghiên cứu!
Luân bắt tay rất chặt từng người, rồi chiếc u-oát lại rì rì bơi bập bềnh giữa thảm lúa vàng về huyện. Bộ sậu chủ chốt của xã vẫn đứng trước cổng nhà Sửu nhìn theọ Mặt người nào cũng đỏ ậm lại, bì lên vì hơi men. Thủ nhắc Sửu và Lưu Bị cho người đi báo các bí thư chi bộ ngày mai lên văn phòng đảng ủy họp với thường vụ để bàn việc triển khai nghị quyết 04 vào tuần sau, rồi anh dắt xe ra về. Đã sang chiềụ
Về tới nhà đã thấy Cao đang ngồi chờ. Anh chàng phái viên tin cậy báo cho Thủ biết là ông Phúc lại đến gặp Cao để yêu cầu Thủ sang nhà ông nói một vài lời trước họ hàng nội ngoại nhà ông ta, bởi ông ta rất khổ sở với họ. Suốt ngày họ truy hỏi, trách móc. Đây là tân thứ hai ông Phúc yêu cầụ Hôm kia nghe Cao nói là ông Phúc đến gặp, Thủ đã dặn Cao cứ truyền lại là thư thư đã!
- Ôi dà! Còn khối việc gấp đấy!
Thủ hơi xẵng giọng. Bởi anh nhợt nhớ lời bí thư huyện ủy lúc nãy xếp cho Phúc một vị trí xứng đáng? Xì!
Đến tối, khi Sửu đến thông báo một tin mới thì Thủ đã muốn nôi cáu lên!
Sửu đến với vẻ hốt hoảng, rồi thì thầm rằng hôm nay trên huyện vừa nhận được liền hai đơn từ Giếng Chùa gửi lên. Một đơn xin đòi tách khỏi hợp tác xã lớn để trở hợp tác xã nhỏ của Giếng Chùa ngày xưa, và yêu cầu huyện giải quyết ngay để các hộ còn kịp làm vụ mùạ ở dưới đơn có ghi chú rằng ba đội sản xuất Giếng Chùa đã gửi đơn này lên Đảng uỷ và ủy ban xã; nhưng họ chỉ nhận được sự im lặng đáng sợ! Đơn thứ hai mới ác chiến! Họ trình bày nguyên nhân phải tách ra khỏi hợp tác xã lớn vì số cán bộ hiện hành từ đội trưởng sản xuất, tới ban quản trị và cả chính quyền xã là một ê-kíp chặt chẽ bao che cho nhau để làm những vụ lũng loạn. Họ thống kê một loạt: nào là phá nhà kho, giải tán trại lợn của hợp tác xã Giếng Chùa cũ, số tiền tham ô của đội trưởng thủy lợi; số tiền chênh lệch ở trại giống, nhiều những khoản tiền lặt vặt lắm. Sửu có vẻ run khi họ nói tới hai việc lớn: ấy là biểu thuế và số tiết kiệm. Vì xã này là nơi giáp ranh giữa trung đu với đồng bằng, nên biểu thuế quy định cho xã rất nhập nhằng. Những diện tích nằm sát nơi giáp ranh lâu nay xã vẫn bắt đóng theo biểu thuế đồng bằng là sai, vì mức thuế giữa hai vùng chếch lệch khá caọ Một mét vuông đất ở đồng bằng đóng cao hơn một mét của trung du tới bốn lạng thóc. Những đội sản xuất có số ruộng giáp biên đó đã đề nghị xã phải chỉnh lý lại từ hai năm trước. Vậy tại sao năm nay vẫn nộp sản theo biểu thuế cũ? Với số thóc dôi ra ấy lên tới hàng tấn xã có nộp lên trên khòng? Hay dùng vào việc gì? Vì số thóc mập mờ này rồi dễ tham ô, vừa tinh vi, vừa hợp pháp.
Còn sổ tiết kiệm thì họ tố cáo là Đào Văn Quang, tức Quàng, người phụ trách quỹ tín dụng của xã đã mang số tiền thuộc khoản ngân quỹ xây dựng của xã ra ngân hàng làm cho mỗi cán bộ chủ chốt một sổ tiết kiệm với số tiền một triệu một sổ. Tất cả tám sổ tám triệụ Tất nhiên Quàng cũng phải có một xuất trong đó. Tất cả những sổ ấy đều gửi không thời hạn để rút lúc nào cũng được, đề phòng khi xã cần thì Quang đi lấy số tiền gốc được ngaỵ Vẫn tám triệu của xã không bớt một xu nhá! Thật xứng đáng là chọn mặt gửi vàng nhá! Nhưng kỳ thực là tám người đã hưởng lại năng tháng nay rồị Thế thì đây không phải là lạm dụng chức quyền để tham ô tập thể thì còn là cái gì? Dân làm sao còn tin được, làm sao còn dám giao đồng tiền bát gạo vào tay họ! Những người tố cáo đã kê rành rành người có sổ tiết kiệm gồm hầu hết ban thường vụ và những người đầu trò ở xã.
- Gay nhất là cái khoản này đấy anh ạ! - Sửu nhìn Thủ như cầu cứu một giải pháp. Lúc này Sửu thấy liên minh với Thủ là cần thiết quạ Còn những vụ việc như phá ba cái nhà kho, giải tán trại lợn gồm hơn trăm con của hợp tác xã Giếng Chùa cũ và một vài món lặt vặt kháclà chuyện của những năm trước, từ những ngày tôi với anh chưa ra làm việc thì khỏi lọ Nhưng mấy cái sổ tiết kiệm này thì không chối được rồi! Chỉ bực là tay Quàng làm ăn thế nào mà để lòi ra!
Thủ châm một điếu thuốc nữa, mặt vẫn tỉnh như không:
- Có gì mà anh đã cuống lên thế! Bây giờ đưa tất cả số số tiết kiệm cho Quàng nó giữ, và các ông phải luôn luôn có đủ số tiền lãi trong mấy tháng vừa rồi để khi cần là nhả ra ngay! Khi có đối chất thì Quàng phải đứng ra nhận là đã tự ý làm chứ không phải lệnh của aị Vì muốn có lãi suất cao cho xã, nên Quàng đã làm thành những sổ cá nhân, chứ sự thật không ai được chấm mút gì? Nếu họ quy là tội gian dối, thì đó chỉ là một cách gian dối mang tính chất nghiệp vụ để có lợi cho tập thể! Dặn Quàng là phải nhận hết! Thì đã cho ăn lộc mấy năm nay, có nhà có eửa, có bát đầy bát vơi, mà chỉ phải nhận có thế thì cũng chẳng thiệt gì! Hỏi nếu không được làm cái chân giữ tiền cho xã, thì Quàng lấy gì mà sàng sê? Mấy năm trước vợ chồng hắn có hơn gì lão Quềnh?
Mắt Sửu sáng lên, rõ là chịu Thủ cao kiến hơn hắn mình một cái đầụ Mình đúng là óc đậu phụ! Sửu lại hỏi:
- Thế còn cái biểu thuế đồng bằng, trung du anh tính saỏ Khoản ấy thì bắt chính cái kẻ làm đơn tố cáo phải trách nhiệm chính. Tức lão Phúc chứ ai! Người đầu tiên kiện cáo này là lão Phúc chứ ai! Chỉ có lão mới biết nhiều chuyện thế! Biểu thuế vô lý ấy có từ thời lão làm chủ nhiệm, thế chắc lão không biết ăn đấy! Với lại việc này tôi và anh ít liên quan. Chức trách chính là ban quản trị, là chủ nhiệm, vì đấy là những người trực tiếp liên quan đến đất đai, thuế má. Lần này xem anh em Hiển-Vinh có còn khủng khỉnh như gà giò no cơm nữa không.
Anh em Hiển-Vinh chính là con trai cô thống Biệụ Ông Hiển cùng cỡ tuổi ông Hàm, là con cả, đang ở với cô thống ngay trong làng nàỵ Ông Hiển đã có thời làm đội trưởng sản xuất, nhưng rồi có chuyện hục hặc với ban quản trị, nên đã nghỉ từ lâu, nhưng vẫn khối anh kiềng. Còn Vinh đang làm chủ nhiệm bây giờ là con thứ, lấy vợ và gửi rể xóm Đầu Cầu trên kiạ Cụm trên ấy lại thuộc một chi bộ khác, nên ít khi Vinh la cà ăn uống ở đâỵ Vả lại, anh em Hiển-Vinh như rất có ý thức quyết không chịu vào guồng với bất cứ phe phái nàọ
Gia tộc cô thống Biệu ở làng này chỉ là loại nhỏ, và từ xưa tới nay cũng chỉ đủ ăn đủ mặc, nhưng lại được cả làng nể theo một cách riêng chính là vì họ nghĩ cô nắm được những tà phép của quỷ thần, nên tốt nhất chớ có dây vào! Ngay từ những năm trước đây, khi người ta được kích động bài trừ mê tín, đã trở nên liều lĩnh đến vô sừng sẹo, xông vào phá hết cả đình chùa miếu mạo, trèo lên cả vai tượng phật, tay nắm lấy hai tay, người nhún nhảy như trẻ con cưỡi ngựa gỗ! Vậy mà đám trai trẻ hễ sàm báng cô thống Biệu, là ông bà cha mẹ họ đe nẹt ngaỵ Ngoài cái sự nể trọng người già, những người cao tuổi vẫn nề sợ cô, sợ cô cáu lên mà lẳng lặng yểm cho thì khốn! Vì thế anh em Hiển - Vinh không bị các họ lớn trong làng coi nhờn. Vinh đã học hết trung cấp nông nghiệp từ lâu, đã từng nhảy nhớn đi đây đi đó làm người nhà nước một thời gian nhưng rồi nghe chừng đồng lương ba cọc ba đồng tã rách quá đã bỏ về xã làm kỹ thuật viên thời ông Dáng là bí thư đảng uỷ. Vinh đã được ông Đáng nâng đỡ nhiều cho nên nế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét